Thứ Năm, 20 tháng 1, 2022

Kỹ thuật trồng dưa lưới thủy canh đạt năng suất cao

Trồng dưa lưới thủy canh là kỹ thuật trồng dưa lưới cung cấp đầy đủ nồng độ dinh dưỡng cho cây dưa lưới phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao. Trong kỹ thuật trồng thủy canh dưa lưới bạn cần phải lưu ý các bước trồng từ chuẩn bị vật liệu thủy canh, ươm hạt, chăm sóc, thu hoạch dưa lưới đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất.

Trong bài viết này, Hoa Cúc Xanh sẽ cùng bạn tìm hiểu về đặc điểm, điều kiện sinh trưởng của dưa lưới và hướng dẫn cụ thể các bước trồng dưa lưới thủy canh trên bạn nhé!

Đặc điểm của dưa lưới 

  • Thân thuộc dạng thân thảo có đặc tính leo bò và có nhiều tua cuốn. Thân chính thường phân nhánh, bên ngoài có nhiều lông tơ. 
  • Lá mọc cách trên thân chính, có màu xanh thẫm, dạng lá hơi tam giác (hình chân vịt 5 cạnh), 2 mặt phiến lá đều có lông, rìa nguyên hay có răng cưa. 
  • Hoa đực mọc thành chùm 5 – 7 hoa có cuống ngắn, mọc từ nách của thân chính và nhánh. Hoa cái đơn tính hoặc lưỡng tính mọc đơn ở nách lá trên cành, lá đài xanh, hoa có cánh dính, màu vàng. 
  • Quả thuộc loại quả thịt, hình tròn khi chín chuyển sang màu vàng tươi hoặc xanh có vân lưới nổi lên xung quanh, khi quả chín có hương thơm đặc trưng. 

Điều kiện sinh trưởng của dưa lưới trồng thủy canh 

Trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển, cây dưa lưới chịu tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, đất đai. 

  • Nhiệt độ: dưa lưới là cây trồng nhiệt đới ưa nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển từ 17- 33ºC, phạm vi tối thích tương đối rộng nên có thể gieo trồng ở hầu hết các tháng trong năm trừ những ngày giá rét (<15oC). Nếu nhiệt độ dưới 18oC sẽ bất lợi cho sự nở hoa, quá trình thụ phấn và hình thành quả, trên 35oC quả dễ bị dị hình và phẩm chất kém. 
  • Ánh sáng: dưa lưới cần nhiều ánh sáng từ khi xuất hiện lá mầm đầu tiên cho đến khi kết thúc sinh trưởng. Khi trời âm u, ít ánh sáng, lại có mưa phùn thì cây con (2 – 3 lá thật) dễ mắc bệnh thối nhũn, lở cổ rễ.  Cây dưa lưới phát triển kém trong điều kiện ánh sáng yếu, giảm tỷ lệ đậu quả và phẩm chất kém. 
  • Độ ẩm: Dưa lưới có khả năng chịu hạn nhưng không chịu được úng. Độ ẩm thích hợp cho sự phát triển của cây dưa lưới là khoảng 75 – 80%, độ ẩm cao trong giai đoạn phát triển sẽ làm tăng sâu bệnh. 
  • Đất đai và dinh dưỡng: dưa lưới thích hợp với các loại đất có sa cấu trung bình và nhẹ, thoát nước tốt, tầng canh tác sâu, trong quá trình canh tác cần bón đầy đủ, cân đối NPK và phân chuồng. Độ pH từ 6 – 6,5, các loại đất có pH<6 thì cây bị vàng lá và ít hoa cái. Khi trồng dưa lưới trên giá thể thì yêu cầu giá thể phải tơi xốp, độ pH từ 6 – 7 và phải được xử lý trước khi phối trộn để đảm bảo không còn chứa nguồn bệnh và các chất gây hại cho cây dưa lưới như chất tannin có trong mụn dừa.

Trồng dưa lưới thủy canh

Chuẩn bị vật liệu trồng dưa lưới thủy canh 

Giá thể – rọ thủy canh

Để cây phát triển tốt, bạn cần chọn những loại giá thể giúp giữ ẩm và thoát nước tốt như: xơ dừa, tro trấu. Rọ trồng chọn loại có kích thước phù hợp, đảm bảo có đủ chỗ để rễ cây phát triển. 

Dung dịch thủy canh 

Chọn loại chuyên dụng cho cây trồng, phù hợp với đặc thù sinh trưởng phát triển của cây. Dung dịch thủy canh cung cấp các dưỡng chất đa vi lượng và các axit amin cần thiết cho cây. Dinh dưỡng thuỷ canh mua rất dễ bạn có thể ra các cửa hàng bán vật tư rau giống là mua được. 

Bút đo pH 

Đây cũng là một dụng cụ không thể thiếu bởi mỗi loại cây trồng sẽ có yêu cầu về độ PH riêng, quyết định sự sinh trưởng của cây. 

Mức pH lý tưởng cho dưa lưới là 6,2 – 6,5.

E.C là dụng cụ đo dinh dưỡng, nói cho dễ hiểu và ngắn gọn nồng độ của dinh dưỡng được điều chỉnh nhiều hay ít tùy thuộc vào nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây.

Nồng độ dinh dưỡng được điều chỉnh nhiều hay ít tùy thuộc vào nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây. Cây con thì nhu cầu sử dụng ít dinh dưỡng hơn cây đang ra trái. Độ E.C của dưa lưới dao động khoảng từ 1,2 (cây con) – 2,5 (ra trái). 

Nguồn nước, điện 

Nguồn nước trồng phải là nguồn nước sạch. Nguồn điện đảm bảo ổn định để không ảnh hưởng đến hoạt động của máy bơm.

vật liệu trồng dưa lưới thuỷ canh

Cách gieo hạt dưa lưới 

Bạn có thể sử dụng các giá thể để ươm gieo hạt. Cho giá thể đã trộn ẩm vào rọ thủy canh và đặt các hạt giống vừa nhú mầm lên trên. Có thể cho thêm một lớp giá thể và phun ẩm lên bề mặt, đặt ở những chỗ râm mát. 

Sau 1 – 2 ngày, hạt sẽ tự nảy mầm (Ở giai đoạn này, bạn không nên tưới nước quá nhiều vì có thể khiến hạt bị úng).  

Để đơn giản hơn cho bước này, bạn cũng có thể sử dụng viên nén ươm hạt ( gồm mụn dừa, chất dinh dưỡng và vi sinh có sẵn). Chỉ cần đổ nước vào, viên nén sẽ nở to ra, cung cấp dưỡng chất để hạt nảy mầm. 

Khi cây con có hai lá mầm nên đưa rọ ra nơi có ánh nắng để cây phát triển tốt hơn, mỗi lỗ là một rọ. Lúc này rễ cây con bắt đầu hấp thu được dinh dưỡng nên chuyển cây con ra giàn và bổ sung dung dịch dinh dưỡng để cây phát triển. 

ươm hạt dưa lưới 

Cách chăm sóc dưa lưới thủy canh 

Thiết kế giàn 

Khi trồng dưa lưới thủy canh, bạn không thể bỏ qua công đoạn này. Có thể làm giàn khi cây bắt đầu ra 4 – 5 lá. Có thể đóng cọc để tạo giàn hoặc lấy dây buộc nhẹ vào giàn lưới. Buộc dây cho dưa leo lên khi phát triển, treo giữ khi cây ra quả. 

Dinh dưỡng 

Không cần tưới quá nhiều trong giai đoạn cây con. Chờ khi cây ra 3-4 lá thì mới pha dung dịch để tưới, có thể tưới từ 0.5 – 0.8 lít/ngày cho cây.

Cắt tỉa lá và bấm ngọn

Từ khi cây ra 2 lá thật, cây sẽ tiếp tục ra thêm nhiều nách lá, nhánh nhỏ xung quanh. 

Lúc này, bạn cần ngắt hết đến khi nào ra đến lá thứ 8 hoặc 10 thì sẽ để nhánh đó lại. Nách lá đầu tiên của nhánh đó sẽ ra hoa cái. Khi nhánh mọc dài, nên bấm ngọn của nhánh, chỉ để lại 1 hoa cái và 1 lá cạnh bông cái. 

Cách thụ phấn cho dưa lưới

Lấy hoa đực trên thân chính từ ngọn xuống để thụ phấn cho hoa cái, lột bỏ cánh hoa để lộ nhị hoa ra sau đó bôi nhẹ vào bông hoa cái đang nở để phấn hoa dính vào nhụy hoa cái. 

Thời gian thụ phấn từ 7 – 11 giờ sáng và kéo dài trong khoảng 7 ngày để đảm bảo hầu hết các cây đều đã được thụ phấn. Có thể thả ong trong vườn dưa lưới để thụ phấn nhanh và tỷ lệ đậu quả cao.

Ngắt ngọn dưa lưới

Sau khi tuyển quả thì tiến hành bấm ngọn cho cây (khoảng lá 22 – 25) để cây tập trung nuôi quả. 

Phòng trừ sâu bệnh cho dưa lưới

Trong suốt thời gian trồng dưa lưới việc cây nhiễm sâu bệnh hại là khó tránh khỏi, cần ngăn ngừa cũng như chữa trị kịp thời cho cây. 

  • Bọ trĩ: Dùng tau – Fluvalinate 25%Ec (marvik) có nồng độ 3000, Bendiocard 50%Wp (Garvox, Multamet).  
  • Bệnh chảy nhựa thân: Tưới hoặc phun gốc Benlate, Ridomil, Copperb 23%, Aliette 80Wp. 
  • Bệnh sương mai: Phun luân phiên 5 – 7 ngày/ lần bằng Ridomil MZ nồng độ 400, Metiran 80% nồng độ 500.
  • Bệnh lở cổ rễ: Bón vôi luân canh cùng với cây trồng, phun phòng định kỳ bằng Topsin, Ridomil… 
  • Bệnh phấn trắng: Phun Benlate 0,01%, Topsin 0,1%, Anvil… 
  • Bệnh thán thư: Phun định kỳ 7 – 10 ngày/ lần với Antrcol 70Wp, Zineb. 

>>Xem thêm: Bệnh phấn trắng trên cây trồng cách phòng trừ, chữa trị hiệu quả

Treo và bảo vệ quả dưa lưới

Khi quả có đường kính trên 5cm thì dùng dây treo quả lên cao tránh tiếp xúc với mặt đất, tránh trường hợp quả nặng có thể kéo gãy cây

Thu hoạch dưa lưới

Thời điểm quả chuyển sang màu vàng hoặc xanh tùy giống, lá gần quả nhất chuyển sang vàng hoặc héo, tua cuốn sát quả bị khô, xung quanh cuống quả có những vết nứt đều thì trái đã đủ độ chín để thu hoạch. 

Trước khi thu hoạch 5 ngày tiến hành giảm dần lượng phân bón và lượng nước tưới, trước khi thu hoạch 2 ngày tiến hành cắt nước. 

Thu hoạch vào buổi sáng khi trời mát. Thu hái cẩn thận, tránh bị vết thương sẽ tạo ra etylen làm quả nhanh chín, dễ hư hỏng và loại bỏ những quả có dị tật. 

Trái sau thu hoạch bảo quản ở điều kiện thường trong vòng 7 ngày, sau thời gian này quả sẽ không ngon và bị giảm độ ngọt.

thu hoạch dưa lưới

Qua bài viết kỹ thuật trồng dưa lưới thủy canh, Hoa Cúc xanh hy vọng bạn có thể tự tay trồng và thu hoạch những trái dưa lưới thủy canh chất lượng cho bản thân và gia đình. Nếu muốn biết thêm về các mô hình trồng rau sạch vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.

>> Xem thêm:

Mô hình trồng rau thủy canh

Trồng dâu tây thủy canh

Trồng dưa leo thủy canh

Trồng khoai lang thủy canh

 

 

Bài viết Kỹ thuật trồng dưa lưới thủy canh đạt năng suất cao đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hoa Cúc Xanh.



Nguồn: Hoa Cúc Xanh https://hoacucxanh.com/trong-dua-luoi-thuy-canh

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2022

Cách chăm sóc sen đá khi mới mua về cho người mới bắt đầu

Cách chăm sóc sen đá khi mới mua về là một việc vô cùng quan trọng. Bởi vì đa phần các loại sen đá thường được trồng ở xứ lạnh, sau đó vận chuyển đến nhiều nơi có khí hậu nóng để đến tay người mua. Nếu bạn không biết chăm sóc sen đá đúng cách sen đá sẽ dễ bị sốc nhiệt và đột tử.

Hoa Cúc Xanh hiểu được khó khăn của bạn, nên hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm chăm sóc sen đá đơn giản mà hiệu quả, để giúp bạn có những chậu sen đá xinh xắn và khỏe mạnh.

Chăm sóc sen đá khi mới mua về 

Chọn chậu cho sen đá 

Tùy vào sở thích để tìm hình dáng của chậu trồng sen đá, nhưng vẫn nên suy nghĩ kỹ khi chọn chất liệu và kích thước phù hợp nhất.

Vì cây không chịu được ngập úng nên chậu phải có lỗ thoát nước tốt và nên làm từ đất nung hoặc gỗ có khả năng hút nước cao.

Bên cạnh đó, cũng không thể chọn chậu quá nhỏ sẽ làm cây bị kìm hãm sinh trưởng, nếu quá to chứa nhiều giá thể sẽ giữ lại nhiều nước dễ úng rễ. 

Chọn chậu cho sen đá

Trộn đất cho sen đá 

Để sen đá thích nghi và phát triển tốt, thì đất trồng phù hợp là yếu tố vô cùng quan trọng. Cây dễ bị úng và chế khi bị ngậm rễ và đất quá ẩm, vậy nên đất phải thông thoáng, dễ thoát nước và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây. 

Bạn có thể tham khảo cách phối trộn đất sau: Đá Pumice + đá Perlite + trấu hun + phân Trùn quế theo tỉ lệ 2:1:2:1. 

Trộn đất cho sen đá

Thay chậu cho sen đá 

Vấn đề thay chậu cũng tùy vào đối tượng là loại sen đá nào, thời gian từ tháng 3-4 là lúc tiến hành “chuyển nhà” tốt nhất. 

Khi cây đã phát triển to hơn, đất trồng hết dinh dưỡng hoặc điều trị nấm bệnh, đều là thời điểm bạn nên thay chậu mới. Lưu ý cần ngưng tưới nước 3-5 ngày trước khi thực hiện

Sau khi tách cây ra khỏi chậu, trước tiên, bạn nên cắt bỏ lá khô dưới gốc và loại hết đất của rễ, bao gồm cả rễ củ và rễ hư hại (giúp bộ rễ phát triển tốt và hạn chế mầm bệnh). 

Sau đó chuẩn bị ⅔ đất vào chậu, rồi một tay giữ cố định cây vào giữa chậu và cho thêm đất phủ đầy miệng chậu. Nén nhẹ đất để cây không bị ngã hay lung lay.

Thay chậu cho sen đá

Chăm sóc sen đá sau khi thay chậu

Cách tưới nước cho sen đá

Tưới bao nhiêu nước là đủ? 

Cách chăm sóc sen đá không đòi hỏi lượng nước cố định và khả năng chịu hạn của mỗi loại cũng khác nhau. Có loại chỉ cần tưới nước 1 tháng/lần hoặc loại ngày nào cũng phải chăm sóc tưới nước.

Nên quan sát mỗi lần tưới, khi nước tưới không còn thoát ra từ đáy chậu, thì bạn có thể ước chừng được lượng nước vừa đủ cho lần sau. 

Khi nào cần tưới nước cho sen đá?

Đôi khi phải xem điều kiện thời tiết để quyết định có nên tưới nước cho sen đá hôm nay hay không, chỉ nên tưới khi đất trồng đã khô ráo hoàn toàn. Sen đá thích được tưới mát vào buổi sáng (7-8h). 

Mặc khác, ở điều kiện nóng ẩm và nắng gắt vào giờ trưa hoặc đầu chiều (11-13h) sẽ rất hại nếu tưới nước cho cây. 

Lưu ý:

  • Khi cây dư nước: Trạng thái lá chuyển màu vàng và mềm nhũn nếu cây đã bị thối và úng rễ. Lá cây sẽ nhũn và suất hiện dịch nâu bởi sự xâm nhập của vi sinh vật. 
  • Khi cây thiếu nước: Thì lá nhăn lại, mất nước và héo dần và thân cây trở nên cằn cỗi. 

Không nên tưới lên lá sen đá 

Sen đá là loại thực vật mọng nước và chịu hạn tốt, tuy nhiên nếu tưới nước lên lá sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cây. Khi nước đọng trên lá và không kịp khô mà phơi dưới nắng gắt sẽ làm cho lá vừa bị héo vừa có vết thối. 

Vậy tưới nước như thế nào để lá cây không bị dính nước? 

Để hạn chế làm động nước trên lá khi tưới thì bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Dùng cốc để tưới thì tốt nhất là nghiên chậu và đổ thẳng nước vào xung quanh gốc, sao cho đất ngấm đủ nước và không để đọng lại nước trên lá.  
  • Sử dụng loại bình tưới có dạng xịt và vặn vòi tưới ở chế độ tia phù hợp, rồi phun nhẹ vào đất. Hoặc loại bình có vòi dài định hướng dòng chảy, khi tưới bạn chỉ cần đặt vòi vào vị trí gần gốc và bơm nước thấm vào đất là được.

Bạn nên mua bình với kích thước phù hợp và có vạch chia thể tích, để dễ kiểm soát lượng nước tưới.  Nếu không thể tưới từ trên xuống, thì tưới ngấm là phương pháp cũng rất hiệu quả và đơn giản. 

Sau khi đã chuẩn bị chậu nước, tiến hành đặt chậu vào và để ngập ¾ chậu (theo hướng từ trên xuống) trong 1-2 phút rồi lấy ra là được. Nước sẽ ngấm vào từ lỗ thoát nước dưới đáy chậu. 

Tưới nước cho sen đá

Ánh sáng 

Là loại ưa nắng nên sen đá rất cần được tắm nắng hằng ngày, để trao đổi chất và lên màu chuẩn. Nếu thiếu nắng thì màu lá nhạt dần, thân dễ vươn cao và các tần lá thưa thớt. 

Ngược lại, nếu bị dư nắng sẽ làm cháy lá, lá teo tóp, nhăn lại và sắc lá cũng đậm hơn bình thường.  

Về độ ưa nắng thì có thể sếp sen đá làm 3 loại:

  1. Nhóm ưa nhiều nắng: Cần chiếu nắng trực tiếp từ sáng đến 11h và từ sau 14h đến tối. Có thể để cây cả ngày ở ngoài khi có màng che (cách lớp kính hoặc nilon ít nhất 50cm). Các loại sen đá bắp cải, ruby xanh, phật bà, hồng mập,…
  2. Nhóm ưa nắng vừa phải: Cây thích nắng trực tiếp từ sáng sớm đền 9h hoặc từ sau 14h hằng ngày. Bao gồm các loại sen đá cỏ ngọc, bánh bao, sen thơm, hồ lô,…
  3. Nhóm ưa mát: Chỉ cần đặt cây ở nơi có mái hiên thoáng mát và có nắng nhẹ, như sen ngọc, sen guốc,…

Ánh sáng cho sen đá 

Bón phân 

Dù nhiều loại sen đá rất nhỏ nhưng vẫn cần lượng phân bón nhất định để cung cấp dinh dưỡng. 

Qua khảo sát thì người có kinh nghiệm đều lựa chọn phân tan chậm NPK 23-08-08+TE hoặc viên nén phân trùn quế, vừa tiện lợi vừa bổ sung đầy đủ thành phần mà sen đá cần.

Chỉ dùng 4-5 viên rải xung quanh gốc trong bán kính 4-5cm và cách 2-3 tháng/lần, hãy nhớ xới vun đất và tưới nước ẩm trước khi bón phân. 

Bón phân cho sen đá

Vị trí để sen đá phù hợp 

Sen đá nhỏ xinh có thể trang trí ở nhiều vị trí trong nhà và nơi làm việc. Tuy nhiên để giúp cây phát triển tốt hãy đặt nơi có ánh nắng như ban công, sân thượng, hiên nhà,… 

Nếu đặt trong không gian thiếu nắng như phòng khách, bàn làm việc, lễ tân,… thì mỗi ngày nên đem ra phơi nắng và cần đảm bảo cửa sổ nên được mở thường xuyên hoặc làm bằng kính. 

Vị trí để sen đá

Chăm sóc sen đá khi gặp sâu bệnh 

Vàng lá 

Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện môi trường hoặc cách chăm sóc không hợp lý như nhiệt độ quá cao, cây bị thiếu dinh dưỡng, nguồn nước,… 

Ngoài ra, cũng có thể do giai đoạn sinh trưởng khi lá già bị vàng, rụng,… 

Nếu phát hiện kịp thời và không bị ảnh hưởng nặng thì loại bỏ lá bị thối, phơi khô và gạt đất củ, rễ thói rồi phơi 2-3 ngày rồi trồng lại. Khi đã chuyển nặng, cây bị nhũn thân thì không thể cứu được nửa. 

Cây bị úng, rụng lá 

Biểu hiện một số lá dưới cùng bị nhũn hoặc màu lá chuyển màu thâm đen và các lá trên cùng bị rụng dần. 

Nguyên nhân làm úng, rụng lá là do đất trồng không thông thoáng và tưới quá nhiều nước hoặc động nước trên lá. 

Để khắc phục, bạn nên thay đất và chậu cho cây và cắt bỏ rễ cũ để cây tự mọc lại hoặc tỉa lá đem đi nhân giống. 

Cháy nóng 

Sen đá bị cháy nóng hay cháy lá là do cây bị phơi nắng quá nhiều, lá sen bị khô, vàng lá và con bị rụng lá. 

Bạn có thể cứu cây bằng cách tưới đẫm nước rồi đặt vào chỗ mát để cây hồi phục, nên tưới nước vào trước 10h sáng và sau 3h chiều và để cây nơi có gió để khô nước trên lá. 

Hoặc bạn cũng có thể dùng lưới hoặc vải che mát và tránh nắng gắt trực tiếp hay nhiệt độ cao. 

Cây bị nóng, rệp tấn công 

Vào thời điểm giao mùa, sen đá rất nhạy cảm nên chúng hay bị rệp tấn công. Khi mưa kéo dài và cây có những biểu hiện như: Lá bị điểm đen và lan rộng điểm thối đen sang lá khác hoặc nặng hơn là toàn cây. 

Với những câu bị bệnh bạn nên tách riêng và cắt bỏ và tiêu diệt kiến (kiến mang rệp đến nhiều nơi khi di chuyển). 

Sử dụng dầu neem, xịt cồn hay nước xà phòng pha loãng và phun diệt bằng thuốc diệt rệp quanh gốc cây (sử dụng an toàn và liều lượng hợp lý). 

Sen đá khi bị nấm, bạn nên giữ cho khu vực xung quanh được khô ráo và tránh quá ẩm ướt. 

Loại bỏ phần bị nhiễm bằng dao đã khử trùng để không lây sang cây khác, rồi đặt cây ở nơi thoáng mát 3 ngày (khô vết cắt) sau đó tiến hành trồng lại hoặc sử dụng các loại thuốc như Anvil, Coc85,… 

Hy vọng rằng, qua bài viết trên Hoa Cúc Xanh sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm chăm sóc sen đá hữu ích để bạn những chậu sen đá xinh xắn trang trí thêm lung linh không gian sống của bạn.

>>Xem thêm: Cách trồng hành lá bằng củ hành tím cực đơn giản tại nhà

Bài viết Cách chăm sóc sen đá khi mới mua về cho người mới bắt đầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hoa Cúc Xanh.



Nguồn: Hoa Cúc Xanh https://hoacucxanh.com/cach-cham-soc-sen-da

Bệnh phấn trắng trên cây trồng cách phòng trừ, chữa trị hiệu quả

Bệnh phấn trắng là loại bệnh rất phổ biến trên các loại cây trồng như cà chua, dưa leo, dâu tây, cây chôm chôm, dưa lưới,… Cách nhận biết cây trồng nhiễm bệnh là khi có những lớp phấn màu trắng xuất hiện bề mặt lá, thân và cành của cây.

Bệnh có tác động nặng hơn đối với cây non vào mùa xuân do có độ ẩm cao, nếu như không có các biện phòng trừ và trị bệnh kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Hôm nay, Hoa Cúc Xanh sẽ chia sẻ đến quý bà con chi tiết bệnh phấn trắng là gì, cách nhận biết, phòng trừ và trị bệnh này.

Bệnh phấn trắng là gì

Bệnh phấn trắng trên cây trồng là khái niệm được dùng để chỉ một nhóm bệnh nấm hại cây, được hình thành bởi sự kết hợp của hàng trăm sợi nấm và bào tử trong bộ Erysiphales gây nên. Chúng tồn tại trong phần tàn dư của hạt giống gây bệnh và lây lan theo chiều gió.

Loại bệnh này thường gây hại cho cây trồng ngay từ giai đoạn cây non trong điều kiện môi trường có độ ẩm cao. Tuy nhiên, môi trường hanh khô lại là điều kiện thuận lợi để chúng phát tán các bào tử nấm bệnh trên đồng ruộng.

Cách nhận biết bệnh phấn trắng 

Bà con có thể dễ dàng nhận biết bệnh phấn trắng trên cây trồng thông qua các lớp phấn trắng bọc bên ngoài cả 2 mặt của lá cây, đôi khi là hoa, quả hay thậm chí là thân cây.

  • Dấu hiệu ban đầu của loại bệnh này chỉ là những đốm trắng xuất hiện trên tán, gân, phiến lá.
  • Sau đó là tình trạng lá cuộn lại với các hình dạng móp méo, bắt đầu chuyển sang màu nâu hoặc vàng, dần trở nên khô héo và rụng đi.
  • Các cây trồng mắc bệnh sẽ dần trở nên suy yếu, mất khả năng phục hồi và chết nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh phấn trắng trên cây trồng

Một số loại cây thường bị bệnh phấn trắng

Dưới đây là một số loại cây trồng thường bị bệnh phấn trắng mà bà con cần lưu ý.

Cây hoa hồng

Bệnh xuất hiện dưới dạng bột phấn màu trắng xám trên cả hai mặt lá, chồi, ngọn cây, thậm chí là trên nụ, thân, cành hoa.

Khi cây nhiễm bệnh, lá sẽ dần chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, vàng hoặc tím, có dấu hiệu khô, thiếu sức sống và co lại. Trong trường hợp nặng, nụ hoa có thể không nở được, ít nụ hoặc chết cây.

Bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng

Cây bầu bí

Đối với bầu bí, dấu hiệu đầu tiên khi nhiễm bệnh chính là tình trạng lá xuất hiện các đốm nhỏ màu trắng và dần dần bị bao phủ bởi lớp nấm trắng xám dày đặc như bột phấn trên cả gân và phiến lá.

Bệnh phấn trắng trên bầu bí

Lá cây dần chuyển màu từ xanh sang vàng, bị khô và rụng. Khi bệnh chuyển nặng hơn, lớp phấn trắng có thể bao phủ trên cả cành, thân, hoa. Khả năng sinh trưởng của cây nhiễm bệnh yếu, năng suất kém, cần phải thu hoạch trước thời hạn.

Cây cao su

Hàng năm, vào giai đoạn từ tháng 1 – tháng 3, tại những khu vực có nhiệt độ rơi vào khoảng 20 – 25°C, có nhiều sương mù sẽ xuất hiện bệnh phấn trắng trên lá cao su.

Lá cây khi mới bị bệnh sẽ có màu xanh hoặc nâu nhạt, xuất hiện các loang lổ màu nâu. Sau từ 6 – 10 ngày bệnh, lá bắt đầu xuất hiện lớp phấn trắng ở cả hai mặt và rụng dần, chỉ còn lại cuống. Phần lá không bị rụng thì bị chuyển sang màu vàng nhạt và biến dạng.

Bệnh phấn trắng trên cây cao su

Trị bệnh phấn trắng không dùng thuốc

Sử dụng hỗn hợp gồm baking soda và xà phòng 

Để kiểm soát bệnh phấn trắng trên cây trồng hiệu quả, bà con có thể sử dụng hỗn hợp baking soda và xà phòng được pha theo tỷ lệ mà EcoClean hướng dẫn dưới đây rồi phun lên cây trồng:

  • Baking soda: 1 muỗng canh.
  • Xà phòng dạng nước: ½ muỗng cà phê.
  • Nước: 3 lít.

Xà phòng sẽ tăng khả năng lan rộng của hỗn hợp, dễ dàng bám vào bề mặt lá và loại bỏ nấm bệnh. Tuy nhiên, bà con không nên xịt hỗn hợp cho cây trồng khi trời đang có nắng. Bên cạnh đó, vài ngày trước khi xịt hỗn hợp, bà con nên tưới nước cho cây trồng bị nhiễm bệnh.

Trị bệnh phấn trắng bằng baking soda

Trị bệnh phấn trắng bằng nước súc miệng

Với tính năng tiêu diệt vi khuẩn bên trong miệng, nước súc miệng có khả năng tiêu diệt các bào từ gây bệnh phấn trắng trên cây trồng vô cùng an toàn và hiệu quả.

Bà con có thể pha nước súc miệng với nước theo tỷ lệ 1:3, sau đó xịt trực tiếp lên cây trồng nhiễm bệnh.

Trị bệnh phấn trắng bằng nước súc miệng

Lưu ý:

  • Vì các hoạt chất chứa trong nước súc miệng rất mạnh nên khi sử dụng, bà con cần phải thật thận trọng, pha theo đúng tỷ lệ, nhất là đối với chồi và lá non.
  • Nên sử dụng hỗn hợp để tưới cây vào buổi sáng, thời điểm mặt trời chưa lên.

Trị bệnh phấn trắng bằng cách sử dụng sữa

Sữa được đánh giá là một thành phần hữu hiệu trong kiểm soát bệnh phấn trắng. Các hợp chất chứa trong sữa có khả năng hoạt động như một chất diệt nấm, khử trùng, tăng khả năng miễn dịch tổng thể của cây trồng vô cùng hiệu quả.

Tỷ lệ pha trộn hỗn hợp sữa và nước hiệu quả là 2:1 hoặc 3:1. Lưu ý, bà con nên tưới vào buổi chiều hoặc buổi sáng, tránh sự tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời.

Trị bệnh phấn trắng bằng sữa tươi

>> Xem thêm: Cách diệt côn trùng sâu bọ trong đất trồng cây hiệu quả

Như vậy, qua bài viết trên, Hoa Cúc Xanh đã giúp bà con hiểu rõ hơn về định nghĩa, cách nhận biết cũng như kiểm soát bệnh phấn trắng trên cây trồng. Hy vọng đây sẽ là phần thông tin tham khảo hữu ích, góp phần giúp bà con nâng cao hiệu quả, năng suất cây trồng.

Nếu muốn biết thêm về các mô hình trồng rau sạch bà con vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được kỹ sư nông nghiệp của chúng tôi tư vấn.

Bài viết Bệnh phấn trắng trên cây trồng cách phòng trừ, chữa trị hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hoa Cúc Xanh.



Nguồn: Hoa Cúc Xanh https://hoacucxanh.com/benh-phan-trang

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2022

Top 10 loại cây phong thủy theo tuổi, theo mệnh đem đến tài lộc và may mắn

Cây phong thủy là một trong những loại cây cảnh được rất nhiều người quan tâm vì nó có khả năng đem lại may mắn, tài lộc và xua đuổi những điều không tốt cho gia chủ. Việc lựa chọn trồng cây phong thủy trong nhà cần phù hợp theo tuổi, theo mệnh của mỗi người.

Hoa Cúc Xanh sẽ gợi ý đến bạn những loại cây phong thủy đẹp nhất để giúp bạn có những chọn lựa phù hợp cho bản thân và gia đình nhé!

Cây phát tài 

Cây phát tài là một trong những loại cây phong thủy trồng trong nhà rất phổ biến.

Loại cây này không chỉ trưng bày làm đẹp mà còn có tác dụng thanh lọc không khí, mang đến cho ngôi nhà của bạn không gian sống thoáng mát, dịu êm.

Đặc biệt, với phong thủy cây phát tài còn có ý nghĩa là tiền tài, may mắn đem lại sinh khí, thịnh vượng cho gia chủ, nhất là khi cây nở hoa, là báo hiệu tiền tài, vận khí đang đến với người trồng.

Cây phát tài

Cây lưỡi hổ

Về mặt phong thuỷ, cây lưỡi hổ có tác dụng tốt trong việc trừ tà, xua đuổi ma quỷ và chống lại những điều không may mắn trong cuộc sống.

  • Lá cây mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người.
  • Với dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây là biểu tượng cho sự uy quyền, danh gia vọng tộc.

Về mặt khoa học, cây lưỡi hổ được yêu thích là nhờ khả năng thanh lọc không khí và các tác nhân độc hại rất tốt. Chính vì thế, đây là loại cây rất thích hợp trồng trong nhà hoặc nơi làm việc.

Cây lưỡi hổ

Cây kim tiền

  • Cây kim tiền còn được gọi là cây kim phát tài, thường được trồng ở phòng khách.
  • Cây kim tiền có thân cây vươn cao, lá hướng lên trên mang ý nghĩa như bàn tay đang hứng lộc trời cho, tức là tiến lên, đi lên, tiền bạc lúc này cũng  đủ.
  • Đúng như tên gọi của mình, cây kim tiền được tin rằng sẽ mang về “kim tiền” cho gia chủ, đặc biệt là khi được trồng trong dịp năm mới này.

Cây kim tiền

Cây phú quý

Cây phú quý tượng trưng cho sự sang trọng, quyền uy vì thế cũng được rất nhiều người yêu thích.

Với gam màu đỏ đặc trưng của mình, cây phú quý không chỉ bắt mắt mà còn rất phù hợp để trưng bày trong dịp đầu năm với hy vọng mang đến may mắn cho gia chủ.

Cây phú quý

Cây vạn niên thanh

Cây vạn niên thanh được biết đến như một trong những loại cây có sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ và dai dẳng.

Cây có thể sống tốt, sinh trưởng khỏe, xanh mướt quanh năm mà không cần người trồng phải tốn nhiều thời gian chăm sóc.

Về mặt phong thủy, cây vạn niên thanh biểu tượng cho sự thịnh vượng, sung túc, đầy đủ trong nhà. Cây vạn niên thanh phù hợp để trưng bày nhiều vị trí trong nhà.

Cây vạn niên thanh

Cây ngọc bích

Trong phong thủy, cây ngọc bích được gọi là cây may mắn vì có khả năng kích hoạt năng lượng tài chính cho người trồng.

Nhiều người tin rằng, trồng cây ngọc bích trong nhà hoặc trong văn phòng sẽ mang về điềm lành.

Loại cây phong thủy có lá nhỏ , mọng nước này có lá xanh tươi, mọng nước tượng trưng cho sự phát triển, đổi mới, lá có hình như đồng tiền, hay đá ngọc bích nên có ý nghĩa là sự thịnh vượng, giàu có.

Cây ngọc bích

Cây kim ngân

Cũng giống như cây kim tiền, cây lưỡi hổ, cây phú quý,… Cây kim ngân cũng là “gương mặt vàng” trong việc lọc không khí, bụi bẩn, mang tới sự tươi mát cho không gian gia đình bạn.

Mỗi nhánh cây kim ngân có năm lá tượng trưng cho : kim – mộc – thủy- hỏa – thổ nên giúp duy trì sự cân bằng, hài hòa cho ngôi nhà của bạn.

Đặc biệt, rất nhiều người cho rằng nếu trồng cây kim ngân nở hoa, sẽ mang tới cho gia chủ rất nhiều may mắn.

Cây kim ngân

Cây phất dụ

Người ta thường tìm cách trồng cây phất dụ trong nhà với mong muốn sẽ nhận được nhiều may mắn, tài lộc. 

Số lượng thân cây mang một ý nghĩa riêng. Thông thường, bạn sẽ chọn ra một con số cụ thể, tùy thuộc vào mong muốn của bản thân.

  • Số 2 tượng trưng cho tình yêu và hôn nhân
  • Số 3 tượng trưng cho hạnh phúc
  • Số 5 tượng trưng cho sức khỏe
  • Số 8 tượng trưng cho tài lộc và sự thịnh vượng
  • Số 9 tượng trưng cho cơ hội lớn.

Cây phất dụ

Cây cau tiểu trâm

Với tán lá xanh mướt như một cây dừa/ cây cau mini, cây tiểu trâm không chỉ có tác dụng làm đẹp cho không gian sống, mang đến bầu không khí trong lành, tự nhiên mà cây cau tiểu trâm có có ý nghĩa lớn về mặt phong thủy.

Cây cau tiểu trâm có hình dáng nhỏ xinh nhưng có sức sống mãnh liệt thể hiện cho sự vươn lên không ngừng nghỉ trong cuộc sống, sự mạnh mẽ, không ngại khó khăn.

Vì thế, trong phong thủy, cây cau tiểu trâm được quan niệm là một loại  trừ tà khí, có tác dụng án ngữ, hấp thu và loại bỏ khí xấu, khai thông vượn khí mang đến tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. 

Cây bạch mã hoàng tử

Cây bạch mã hoàng tử

Trong cuộc sống thường ngày, cây bạch mã hoàng tử được bắt gặp ở nhiều nơi như trong nhà, văn phòng, quán cafe hay ngoài công viên,… vì cây bạch mã hoàng tử không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn có công dụng lọc không khí rất tốt. Loài cây này cũng được biết đến là một trong những cây trồng phong thủy giúp người trồng cải thiện sự may mắn, thịnh vượng. 

Trên đây, là những loại cây phong thủy rất thích hợp để trồng trong nhà, đặc biệt là trong dịp năm mới này, hãy nhanh tay trồng ngay trong ngôi nhà hoặc văn phòng mình một chậu cây để thư thái tinh thần, thanh lọc không khí và mang đến nhiều may mắn trong cuộc sống bạn nhé!

Nếu muốn biết thêm thông tin về các mô hình trồng rau sạch tại nhà xin vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được đội ngũ của Hoa Cúc Xanh hỗ trợ sớm nhất.

Bài viết Top 10 loại cây phong thủy theo tuổi, theo mệnh đem đến tài lộc và may mắn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hoa Cúc Xanh.



Nguồn: Hoa Cúc Xanh https://hoacucxanh.com/cay-phong-thuy

Cách trộn tro trấu xơ dừa và tỷ lệ trộn chuẩn giúp trồng cây hiệu quả

Cách trộn tro trấu xơ dừa đúng tỷ lệ giúp nhà vườn tiết kiệm đáng kể lượng tro , trấu , xơ dừa dư thừa trong quá trình trộn. Đồng thời,...