Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021

Top 5 cây đuổi muỗi trong nhà hiệu quả nhất

Cây đuổi muỗi là những loại cây có mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu, trồng được trong nhà, để trong phòng ngủ và ngoài sân vườn, chúng có tác dụng tỏa ra hương thơm để xua đuổi muỗi.

Trồng cây đuổi muỗi vừa giúp bạn có một loại cây cảnh trang trí cho không gian nhà ở thêm xinh đẹp, vừa có tác dụng đuổi muỗi khá hiệu quả.

Sau đây, Hoa Cúc Xanh xin chia sẻ đến bạn những loại cây đuổi muỗi dưới đây để bạn chọn được loại cây phù hợp cho mình nhé!

Cây Ngũ Gia Bì

Cây Ngũ gia bì

Ngũ Gia Bì hiện nay khá phổ biến, có thể trồng để bàn hoặc trong góc phòng.

  • Lá cây Ngũ Gia Bì có hương thơm nhẹ, dễ chịu nhưng muỗi và các loài côn trùng không thích mùi hương này. Đây được xem là loại cây cảnh đuổi muỗi vô cùng hiệu quả mà lại không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không chỉ là loại cây cảnh trang trí đẹp mắt, có khả năng đuổi muỗi Ngũ Gia Bì còn là một vị thuốc quý giúp giảm đau nhức xương khớp, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, tăng cường trí nhớ,…
  • Tìm mua cây ngũ gia bì và đặt trong nhà ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân.

Cây Bạc Hà

Cây Bạc Hà
  • Cây bạc hà có mùi thơm dịu mát mà còn có tác dụng đuổi muỗi và côn trùng như kiến, gián, ong hiệu quả.
  • Cây bạc hà rất dễ trồng, bạn có thể trồng cây bạc hà trong những chậu nhỏ và đặt trong nhà.
  • Cây bạc hà không chỉ là vật trang trí nhà mà còn là rau gia vị trong nấu nướng.

Cây Hương Thảo

Cây Hương Thảo
  • Đây là loại cây được trồng nhiều trong nhà có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe.
  • Không chỉ là một loại gia vị trong nấu ăn, cây Hương Thảo còn có tác dụng xua đuổi muỗi và các loại côn trùng khác.
  • Vào mùa đông, có thể đun lá hương thảo trong nồi nước để chống muỗi cho cả gia đình.

Cây Tùng Thơm

Cây Tùng Thơm
  • Đây là một loại cây cảnh lá kim, thân bụi, có hương thơm nhẹ dễ chịu.
  • Mùi hương của loại cây này có thể giúp tinh thần phấn chấn, thư thái nhưng lại khiến loài muỗi không dám đến gần.

Cây Hoa Nhài

  • Hoa nhài là loài cây tương đối phổ biến, dễ trồng. Bạn nên đặt một chậu hoa nhài trong phòng.
  • Hoa nhài có mùi thơm nhẹ, không chỉ giúp thanh lọc không khí mà còn giúp đuổi muỗi, côn trùng hiệu quả.
  • Chậu hoa nhài cũng tạo nên vẻ đẹp thanh lịch, tao nhã cho căn phòng.

Qua bài viết trên, Hoa Cúc Xanh đã chia sẻ đến bạn những loại cây cảnh phổ biến lại có tác dụng hiệu quả trong việc xua đuổi muỗi và côn trùng. Hãy đặt ngay một chậu cây trong nhà để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình nhé!

Bài viết Top 5 cây đuổi muỗi trong nhà hiệu quả nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hoa Cúc Xanh.



Nguồn: Hoa Cúc Xanh https://hoacucxanh.com/cay-duoi-muoi

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2021

5 cách trồng hành lá bằng củ hành tím tại nhà cực đơn giản

Cách trồng hành lá bằng củ hành tím là phương pháp trồng hành lá được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả cao. Tùy vào sở thích của mỗi người, chúng ta có thể trồng hành lá bằng củ hành tím trong thùng xốp, chậu, chai nhựa, hoặc trồng thủy canh đều được mà vẫn đảm bảo cho hành lá phát triển tốt.

Hãy cùng tìm hiểu thật chi tiết những cách trồng hành lá bằng củ hành tím tại nhà cực đơn giản cùng Hoa Cúc Xanh nhé!

Cách chọn củ hành tím để trồng hành lá

  • Chọn củ hành tím để trồng tại nhà rất đơn giản, chỉ cần củ đã già, có màu tím đậm, thân củ phình to, chắc, không có vết bệnh hoặc bị thối rỗng.
  • Tuổi thọ của củ hành tím không bền, khoảng 1 – 2 tuần sẽ có dấu hiệu tàn lụi, suy còi, vì chỉ sử dụng nước lọc để trồng. Bạn có thể trồng kiểu cuốn chiếu để cung cấp hành lá liên tục cho gia đình.

Trồng hành lá trong chậu đất

Chuẩn bị 

  • Chậu trồng: Sử dụng thùng xốp hoặc chậu nhựa tùy thích. Điều đương nhiên là phải có lỗ thoát nước.
  • Đất trồng: Hành tím không kén đất trồng, có thể trồng trong đất thịt, đất hữu cơ.

Tiến hành trồng 

  • Cho đất vào chậu trồng, cách miệng chậu khoảng 3 – 5cm, tưới đẫm nước. Dùng dao cắt ¼ đầu củ, giúp lá mọc lên dễ dàng và phát triển tốt hơn. Đặt củ hành tím vào đất sao cho lắp ½ củ.
  • Củ hành tím rất dễ sống, bạn chỉ cần tưới nước đều đặn mỗi ngày 1 – 2 lần và chờ đợi thu hoạch thôi. Lưu ý: Sử dụng nước sạch hoặc nước khoáng để thay, đảm bảo không chứa tạp chất hoặc vi khuẩn gây hại.

Trồng hành lá trong chậu đất

Trồng hành lá trong hộp xốp

Chuẩn bị

  • Hộp xốp: Dùng nắp chai làm mẫu và vẽ 6 vòng tròn trên nắp hộp, dùng dao cắt 6 vòng tròn ra, cắt đôi hộp xốp thành 2 phần riêng biệt là nắp hộp và đáy hộp.
  • Lật ngược nắp hộp và xếp chồng lên phần đáy hộp là xong.

Tiến hành trồng

  • Dùng dao cắt ¼ đầu củ như trên, sau này lá hành sẽ phát triển dễ dàng hơn. Đổ đầy nước vào đáy hộp, ngập đến phần nắp là được. Sau đó đặt củ hành vào các lỗ, phần rễ ở dưới và đầu củ hướng lên trên.
  • Đối với phương pháp này, bạn không cần tưới nước, nhưng phải thay nước thường xuyên 2 ngày/lần, giúp củ hành tím phát triển và hấp thu tốt, tránh trường hợp nước bị chua dẫn đến thối củ. Nước sử dụng phải là nước sạch, không chứa bụi bẩn.

Trồng hành lá trong hộp xốp

Trồng hành lá thủy canh

Chuẩn bị

  • Chai nhựa: Rửa sạch chai nhựa, dùng dao rạch dấu chữ thập dọc theo thân chai nhựa.
  • Ngoài ra, có thể dùng ca nhựa để trồng.

Tiến hành trồng

  • Như các cách trồng khác, dùng dao cắt ¼ củ. Đặt chai nằm ngang, cho nước vào khoảng hơn nửa chai, tiếp xúc với phần dưới củ là được. Nhét phần củ hành vào chỗ đã cắt trên chai.
  • Với cách làm này, bạn phải thay nước thường xuyên, định kỳ 2 ngày/lần, đặt cây nơi không có ánh nắng trực tiếp, khoảng 3 ngày sau trồng có thể thu hoạch được lứa đầu tiên.

Trồng hành lá thủy canh

Trồng hành lá trong khay đựng trứng

Chuẩn bị

  • Đầu tiên dùng bao nilon bọc kín 1 vỉ đựng trứng, đảm bảo không còn sót bộ phận nào.
  • sau đó xếp 2 vỉ đựng trứng chồng khít lên nhau.

Tiến hành trồng

  • Dùng dao cắt đầu củ hành, rồi đặt vào từng ô trên vỉ trứng, sao cho phần rễ phía dưới và phần đầu hướng lên trên.
  • Đổ nước vào từng ô, ngập đến ½ củ là được. Nước thấm qua lớp giấy của vỉ phía trên tạo môi trường ẩm giúp củ hành mọc rễ.
  • Bạn nên đặt vỉ nơi tránh ánh nắng trực tiếp, tưới nước thường xuyên 1 – 2 ngày/lần để hành tím phát triển tươi tốt.

Trồng hành lá trong chậu cát

Chuẩn bị

  • Đối với cách trồng này bạn cần chuẩn bị chậu nhựa, kích cỡ tùy thuộc vào quy mô bạn muốn trồng.
  • Đất sử dụng là đất cát 100%.

Tiến hành trồng

  • Củ hành: Cắt ¼ đầu củ như những cách trên, cho cát vào chậu cách miệng chậu 2 – 3cm, tưới đẫm nước. Sau đó trồng củ hành tím vào, sâu đến ½ củ là được.
  • Đặt chậu trồng nơi thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp, tưới nước thường xuyên 1 – 2 lần/ngày vì đất cát thoát nước rất nhanh.

Cách trồng hành lá bằng củ hành tím rất đơn giản phải không nào? Chúng ta vừa có một việc để thư giãn tâm trí vừa có hành lá để phục vụ bữa ăn gia đình một cách an toàn nhất.

Hãy bắt tay vào làm ngay đi nào bạn ơi, Hoa Cúc Xanh chúc bạn thành công nhé!

Bài viết 5 cách trồng hành lá bằng củ hành tím tại nhà cực đơn giản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hoa Cúc Xanh.



Nguồn: Hoa Cúc Xanh https://hoacucxanh.com/cach-trong-hanh-la-bang-cu-hanh-tim

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2021

Cách trồng rau lang lấy ngọn ăn mãi không hết

Cách trồng rau lang ăn lá và ngọn đang được nhiều bà con áp dụng rộng rãi. Trồng rau lang tốt ta có thể ăn được cả thân, lá và củ, ngoài ra rau lang có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, giảm nguy cơ loãng xương, giúp đông máu và giảm đau bụng trong kỳ kinh, hỗ trợ trong việc điều trị ung thư, Ngăn ngừa suy giảm nhận thức, giảm viêm…..

Hôm nay, Hoa Cúc Xanh xin chia sẻ cách trồng rau lang đơn giản để giúp bà con có những bữa ăn ngon và dinh dưỡng từ rau lang qua bài viết sau nhé!

Cách trồng rau lan

Chuẩn bị trồng rau lang

Dụng cụ trồng rau lang

Bạn có thể tận dụng thùng xốp để trồng, hoặc bạn có thể chọn mua khay trồng rau đã có bán sẵn trên thị trường vừa đẹp lại còn chất lượng.

Đất trồng rau lang

Rau sẽ phát triển tốt nếu trồng ở các loại đất thịt pha cát, đất tơi xốp. Bạn trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà hoặc phân trùn quế.

Để tiết kiệm thời gian và chi phí bạn có thể mua những loại đất đã được trộn sẵn tại các cửa hàng nông nghiệp gần nhà.

Giống rau lang

Rau lang có thể được trồng bằng phương pháp giâm dây hoặc trồng từ củ. Tuy nhiên, phương phổ biến nhất hiện nay là trồng bằng dây lang già.

Chọn đoạn thân dây rau lang thẳng đẹp và khỏe mạnh, độ dài khoảng 25 – 30cm, có từ 5 – 6 mắt thân và 3 – 4 lá.

Tiến hành trồng rau lang

Trồng rau lang vào đất với độ nghiêng tầm 45 độ, và lắp đất sâu cho chặt gốc. Chỉ cần để lại 2-3 đốt và khoảng 3 lá ngọn phía trên mặt đất để cây mọc nhánh.

Khoảng cách giữa các cây cách nhau 10-15cm.

Sau khi trồng xong, bạn nên tưới nước đều đặn. Phủ rơm rạ trên bề mặt để tạo độ râm mát cho dây lang mau lấy lại sức

Bạn nên trồng rau lang vào thời điểm mát mẻ, trước khi trồng thì phải tưới nước cho đất ẩm.

Chăm sóc rau lang

Ánh sáng cho rau lang

Rau lang là loại rau ưa sáng và ưa khí hậu ấm áp.

Nước tưới rau lang

Rau lang dễ sống và mọc nhanh. Chỉ sau 2-3 ngày giâm cành thì dây lang sẽ mọc rễ. Tưới nước đều đặn 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát

Lúc mới trồng rau lang nếu như gặp thời tiết nắng nóng, bạn nên che chắn để không làm cây héo.

Sau 1 tuần, khi những lá mới xuất hiện, bạn tháo gỡ vật dụng che chắn để lá cây bắt đầu quang hợp tạo dinh dưỡng nuôi cây.

Bón phân cho rau lang

Sau khoảng 1 tuần, có thể bón thêm phân bón lá để phun lên lá. Nhằm thúc đẩy cây bén rễ và sinh trưởng nhanh.

Khoảng 20 ngày sau khi trồng tiến hành bón thúc đợt 1 cho rau lang bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân gà, phân trùn quế… Cứ khoảng 20 ngày thì tiến hành bón đợt tiếp theo.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Rau lang sẽ rất ít khi gặp sâu bệnh. Nhưng thỉnh thoảng cũng sẽ gặp một số loại sâu gây hại như sâu ăn lá, sâu ăn đọt, sâu khoang, bọ hà,…

Bạn nên vệ sinh gốc rau, hạn chế để những lá rau lang vàng héo ở gốc để tránh sâu bệnh phát sinh.

Thu hoạch rau lang

Rau lang sau khi trồng được 30 ngày thì có thể cho thu hoạch lấy lá và ngọn. Cắt ngọn rau dài từ 20 – 25cm.

Sau mỗi đợt thu hoạch cần bón thêm phân chuồng, phân đạm, phân NPK để giúp cây nhanh ra các ngọn mới.

Thu hoạch rau lang

Trên đây là cách trồng rau lang đơn giản tại nhà, hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức về kinh nghiệm trồng loại rau này.

Hoa Cúc Xanh chúc bạn có những bữa ăn ngon với rau lang do chính tay bạn trồng nhé!

Bài viết Cách trồng rau lang lấy ngọn ăn mãi không hết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hoa Cúc Xanh.



Nguồn: Hoa Cúc Xanh https://hoacucxanh.com/cach-trong-rau-lang

Giá thể là gì? Một số loại giá thể thường dùng

Giá thể trồng cây đang được sử dụng phổ biến ở cả nông thôn và thành thị. Thay vì sử dụng đất trồng thì giờ đây bà con có thể trồng cây, trồng rau, trồng hoa, ươm hạt giống…  trực tiếp trên giá thể, kết hợp với một số dưỡng chất cần thiết.

Vậy giá thể là gì? Vai trò của nó ra sao? Những loại giá thể nào đang được sử dụng phổ biến? Hãy cùng Hoa Cúc Xanh tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau đây nhé.

Giá thể trồng cây là gì?

Giá thể là tên gọi chung đối với các hỗn hợp, vật liệu giúp tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng. Hầu hết các loại giá thể đều được pha trộn từ các loại nguyên liệu thô khác nhau như phân hữu cơ (vỏ cây, chất thải xanh), sợi gỗ, xơ dừa, than bùn, rêu hoặc những thành phần khoáng chất như đá bọt, đất sét, vermiculite,… Tất cả nguyên vật liệu này đều góp phần tạo nên sự cân bằng môi trường khí cũng như khả năng giữ nước cho cây trồng.

Hiện nay, giá thể được xem là nguyên liệu thay thế hoàn hảo cho đất trong phương pháp trồng cây thủy canh – bán thủy canh. 

Vai trò của giá thể trồng cây

Cũng tương tự như đất trồng, giá thể giữ vai trò như sau: 

  • Tạo môi trường sống tốt cho rễ cây phát triển một cách ổn định.
  • Tạo ra khả năng lưu trữ không khí cho cây.
  • Hấp thụ và dự trữ nước, gia tăng độ ẩm cho cây trồng.
  • Cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bộ rễ cây.
  • Giữ nhiệt, chống lại sự khô hạn cho cây.

Một số loại giá thể thường dùng

Ngày nay, với nhu cầu sử dụng thực phẩm nông nghiệp sạch, đạt chuẩn chất lượng, hạn chế sự phát sinh của sâu bệnh, đảm bảo nguồn dinh dưỡng, việc trồng cây bằng giá thể chính là giải pháp tối ưu nhằm mang đến nguồn thực phẩm đáp ứng được mọi yêu cầu của người tiêu dùng. Có rất nhiều loại giá thể được sử dụng phổ biến hiện nay và mỗi loại đều sở hữu những ưu, nhược điểm riêng. Dưới đây, Hoa Cúc Xanh sẽ giới thiệu đến bà con những loại giá thể ưu việt nhất.

Giá thể mụn dừa (xơ dừa)

Đây là một trong những loại giá thể được đánh giá tốt nhất trong hệ thống trồng cây thủy canh. Xơ dừa được lấy từ vỏ quả dừa, vỏ dừa được băm nghiền nhỏ tạo thành mụn xơ dừa. Sau đó, các loại mụn xơ dừa này sẽ được ngâm với nước để có thể loại bỏ các hợp chất như tanin, chất chát và một số thành phần khoáng gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của cây. 

Giá thể mụn dừa

Thành phần chủ yếu trong xơ dừa là xenlulo, chiếm đến 80%. Giá thể xơ dừa có khả năng giữ nước và thoáng khí tốt. Tuy nhiên, loại giá thể này lại dễ hoai mục sau vài lần sử dụng. Do đó, để phát huy hiệu quả tốt nhất thì bà con nên sử dụng kết hợp giá thể xơ dừa với các loại giá thể khác. 

Giá thể mùn cưa

Mùn cưa là một loại chế phẩm được thải ra từ quá trình sản xuất và chế biến gỗ. Thành phần chủ yếu có trong mùn cưa là xenlulozo dễ phân hủy. Mùn cưa có độ thoáng khí thấp nhưng lại sở hữu khả năng giữ ẩm rất tốt. Khi sử dụng mùn cưa thì bà con nên trộn thêm với cát để vật liệu có thể phân bố độ ẩm một cách đồng đều. 

Giá thể mùn cưa

Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng, chỉ sử dụng mùn cưa sạch, không dùng mùn cưa từ các loại gỗ chứa nhiều tinh dầu, tẩm nhiều chất bảo quản hoặc đã ngâm nước quá lâu ngày. Ngoài làm giá thể tự nhiên cho cây trồng thì mùn cưa còn được sử dụng phổ biến để ngâm ủ tạo phân bón hữu cơ sinh học.

Giá thể than bùn

Than bùn là lớp hữu cơ phía trên bề mặt của đất, được hình thành do quá trình phân hủy không hoàn toàn từ tàn dư thực vật bị vùi lấp lâu ngày trong điều kiện yếm khí xảy ra liên tục. Giá thể than bùn hội tụ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Cụ thể, than bùn có khả năng giữ ẩm, lưu trữ chất dinh dưỡng cho cây và mật độ phân giải cao. 

Giá thể than bùn
Giá thể vỏ cây

Hầu hết các loại vỏ cây tươi hay vỏ cây khô đều có thể sử dụng làm giá thể trồng cây. Tuy nhiên, các loại vỏ cây tươi thường có khả năng giữ ẩm hơi kém nên trong khoảng 2 – 3 tuần đầu cây sẽ sinh trưởng chậm hơn. 

Trong vô số các loại vỏ cây, bà con nên sử dụng giá thể từ vỏ thông đã qua xử lý, không còn nhựa thông, nhẹ và có khả năng hút nước. Bên cạnh đó, trong vỏ thông còn có chứa resin với tính sát khuẩn cao, lâu mục và ít mầm bệnh. Do đó, đây chính là môi trường kháng khuẩn lý tưởng cho rễ cây phát triển. 

Giá thể vỏ cây

 

Giá thể trấu hun

Trấu hun hay còn gọi là than sinh học, than trấu, biochar. Đây là loại giá thể được tạo thành từ các loại vỏ hạt thóc tươi (trấu sống) đem chất thành đống, sau đó hun nóng ở nhiệt độ nhất định trong điều kiện yếm khí, nhằm tiêu diệt mọi mầm bệnh. Thành phần chính của trấu hun gồm có kali, silicat cùng các loại muối khoáng vi lượng.

Giá thể trấu hun 

Ưu điểm của giá thể trấu hun là khả năng thoát nước tốt, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Tuy nhiên, vì thành phần dinh dưỡng còn sót lại sau khi hun đốt không quá đa dạng nên trấu hun khi sử dụng thường được phối trộn cùng với một số loại giá thể khác như: mụn dừa, viên đất nung, đá perlite,… nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất. 

Qua bài viết này, có thể thấy giá thể trồng cây là một loại nguyên vật liệu sạch được ứng dụng ngày càng phổ biến trong nông nghiệp. Ưu điểm lớn nhất của các loại giá thể là có thể thay thế được đất trồng, quy trình sản xuất khép kín và kiểm soát được chặt chẽ một số yếu tố gây bệnh cho cây. Tại Việt Nam, các nguồn phụ phẩm như xơ dừa, mùn cưa, rơm rạ,… rất dồi dào.

Vì vậy, Hoa cúc xanh khuyên bà con nên tận dụng chúng triệt để nhằm phục vụ cho việc trồng trọt, đồng thời giảm thiểu được các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin bà con liên hệ thông tin bên dưới để được hỗ trợ sớm nhất. 

Bài viết Giá thể là gì? Một số loại giá thể thường dùng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hoa Cúc Xanh.



Nguồn: Hoa Cúc Xanh https://hoacucxanh.com/gia-the-la-gi

Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2021

Vi khuẩn cố định đạm là gì? Những điều cần biết

Vi khuẩn cố định đạm hay được gọi là vi khuẩn cố định nitơ, là những vi khuẩn có vai trò vô cùng đặc biệt trong việc cố định nitơ trong đất và trong cây trồng. 

Bởi vì Nitơ (N) là yếu tố dinh dưỡng quan trọng không những riêng với cây trồng mà cả với vi sinh vật. Nitơ có trong tự nhiên rất nhiều, nhưng khi cây muốn sử dụng làm chất dinh dưỡng phải được chuyển hóa bằng quá trình cố định nitơ hay cố định đạm dưới tác động của nhóm vi khuẩn cố định đạm. 

Hiểu được tầm quan trọng của vi sinh vật cố định đạm, Hoa Cúc Xanh xin chia sẽ đến bà con thêm những thông tin về loại vi khuẩn này để giúp bà con có thể hiểu rõ hơn và sử dụng chúng hợp lý.

Chất đạm là gì?

Chất đạm là tên gọi khác của protein. Đó là một chất hữu cơ giàu chất dinh dưỡng có thể được tìm thấy trong cả thịt động vật và thực vật. Protein là thành phần cơ bản của tất cả các tế bào sống. Đạm cũng là một thành phần quan trọng đối với cây trồng. Mặt khác, hàm lượng đạm hữu hiệu trong đất trồng khá thấp. Vậy nên là, chúng ta phải tăng cường lượng đạm trong đất bằng một cách nào đó, nếu không cây trồng sẽ bị thiếu hụt đạm.

Tổng quan về các nhóm vi khuẩn cố định đạm

Vi sinh vật cố định đạm là gì?

Các sinh vật quan trọng nhất trong việc cố định N2 trong đất và thực vật là các nhóm vi sinh vật cố định nitơ, thường được gọi là vi khuẩn cố định đạm. Sinh vật nhân sơ – cả vi khuẩn và vi khuẩn cổ, đều là vi khuẩn cố định đạm (diazotrophs). Một số loài thực vật bậc cao và động vật như mối, đã hình thành mối quan hệ cộng sinh với các vi khuẩn này.

Đạm sinh học là gì?

Đạm sinh học là Protein, chất dinh dưỡng cơ bản giữ cho tất cả các tế bào sống. Một trong những cách để tăng lượng đạm trong đất là sử dụng vi sinh vật cố định nitơ từ không khí.

Quá trình cố định đạm sinh học

Đây là quá trình chuyển hóa N2 thành NH3 bằng cách sử dụng enzyme nitrogenase làm chất xúc tác. Axit amin và protein được tạo thành khi NH3 phản ứng với các axit hữu cơ. Bởi vì nitơ khí quyển, hay phân tử nitơ N2, tương đối trơ, nó không dễ dàng phản ứng với các phân tử khác để tạo ra các hợp chất mới, nên việc cố định nitơ sinh học là cần thiết. Các phân tử nitơ N2 bị phá vỡ thành các nguyên tử nhỏ trong quá trình này.

Vai trò của vi sinh vật cố định đạm

Vì nitơ cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp các nguyên tố xây dựng hình thái của động thực vật, nên quá trình cố định đạm là một quá trình cần thiết cho tất cả các dạng sống, cả tự nhiên và tổng hợp. Những ví dụ về các hình thái sống khác như Nucleotide trong DNA và RNA, cũng như các axit amin trong protein. Do vậy, trong nông nghiệp và sản xuất phân bón cần thiết có quá trình cố định đạm.

Vai trò của vi sinh vật cố đinh đạm

Phân loại vi khuẩn cố định đạm

Vi khuẩn nốt sần

Nhóm vi khuẩn cộng sinh có chức năng quan trọng nhất trong việc cố định N2. Các nốt sần của một số cây nhiệt đới và cây bụi thuộc họ Rubiaceae chứa vi khuẩn cố định đạm trên lá chứ không phải ở rễ. Vi khuẩn nốt sần là vi khuẩn hiếu khí không sinh bào tử có thể tiêu thụ nhiều nguồn cacbon.

Các vi sinh vật cố định đạm thuộc nhóm vi khuẩn nốt sần bao gồm các nhóm: Rhizobium, Sinorhizobium, Bradyrhizobium japonicum.

Vi khuẩn Rhizobium

Rhizobium là một nhóm vi khuẩn Gram (-) được tìm thấy trong đất có nhiệm vụ cố định đạm. Rhizobium là một loại vi khuẩn cộng sinh cố định nitơ sống trong rễ cây họ Đậu và Parasponia.

Vi khuẩn Rhizobium xâm nhập vào tế bào rễ của cây, tạo ra các nốt sần trong đó chúng chuyển đổi nitơ không khí thành amoniac và sau đó cung cấp các hợp chất nitơ hữu cơ cho cây, chẳng hạn như glutamine hoặc urê. Qua quá trình quang hợp thì cây sẽ cung cấp các chất hữu cơ cho vi khuẩn này.

Một số chủng vi khuẩn thuộc nhóm Rhizobium là:

Rhizobium phaseoli

Rhizobium trifolii

Rhizobium lupini

Rhizobium sapnicum

Rhizobium meliloti

Vi khuẩn tự do

Vi khuẩn cố định nitơ phát triển mạnh trong vùng rễ của cây lúa và cây thân thảo, hỗ trợ sự phát triển của cây trồng đồng thời giảm lượng nitơ nhân tạo được sử dụng trong nông nghiệp.

 Vi khuẩn Azotobacter

Azotobacter là vi khuẩn Gram (-) di động, hiếu khí và có khả năng cố định nitơ tự do. Azotobacter là loại vi sinh được nghiên cứu và sử dụng nhiều nhất vì có khả năng cố định đạm theo phương thức không cộng sinh, được ứng dụng trong sản xuất phân bón sinh học cố định đạm.

Vi khuẩn Azotobacter được quan tâm không chỉ vì chúng có thể cung cấp các chất dinh dưỡng nitơ, mà còn vì chúng có thể tạo ra sự nảy mầm và tạo ra các chất kích thích tăng trưởng thực vật. Một số vi khuẩn thuộc chủng Azotobacter là:

Azotobacter vinelandii

Azotobacter chroococcum

Vi khuẩn Beijerinckia

Beijerinckia là vi khuẩn cố định đạm hiếu khí tương tự như Azotobacter nhưng có khả năng chịu đất có độ pH thấp tốt hơn. 3 loài thuộc chủng này là: Beijerinckia indica, Beijerinckia fluminensis, Beijerinckia derxii.

Vi khuẩn cố định nitơ sống hội sinh

Azospirillum, sống cộng sinh trong rễ cây họ hòa thảo, bông và rau, là vi sinh vật được sử dụng phổ biến nhất trong sản xuất phân bón ngày nay. Chúng có 2 loại chính là: Azospirillum lipoferum, Azospirillum brasilense.

Vì vậy chúng ta có thể thấy rằng các nhóm vi khuẩn cố định nitơ đã tham gia vào nhiều bước trong suốt quá trình cố định và phân giải nitơ. Vi khuẩn cố định đạm ngày càng được sử dụng phổ biến trong phân bón vi sinh để cải tạo đất vì tầm quan trọng của chúng trong nông nghiệp.

Qua bài viết này, Hoa Cúc Xanh vừa chia sẻ với bà con những thông tin cần biết về vi khuẩn cố định đạm. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhé!

Bài viết Vi khuẩn cố định đạm là gì? Những điều cần biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hoa Cúc Xanh.



Nguồn: Hoa Cúc Xanh https://hoacucxanh.com/vi-khuan-co-dinh-dam

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2021

Cách trồng cải bẹ dún tại nhà cho năng suất

Cải bẹ dún hay còn gọi là cải dún, cải bẹ thuộc loại rau cải có chứa nhiều thành phần khoáng chất vi lượng và vitamin C, vì thế nó có tác dụng làm mát gan, thanh lọc, giải nhiệt cho cơ thể. Chúng ta có thể ăn sống cải bẹ hoặc chế biến thành những món luộc, xào, nấu canh đều rất tươi ngon và bổ dưỡng. Một số cách trồng cải bẹ dún tại nhà như trồng trong chậu, trong thùng xốp, trồng thủy canh,….

Loại cải này liệu có thực sự tốt như lời đồn và cách trồng như thế nào mới hiệu quả. Hãy cùng Hoa Cúc Xanh tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Cải bẹ dún

Đặc điểm của cải bẹ dún

Đặc điểm hình thái

Cải bẹ dún thuộc họ Cải Brassicaceae, còn được biết với tên gọi là cải dún hay cải bẹ.

Cải bẹ dún là loại rau hàng năm, chiều cao trung bình khoảng 40cm, chiều rộng tán dao động 25 – 35cm. Bẹ thân to nhỏ khác nhau tùy vào giống và điều kiện chăm sóc.

Lá màu xanh nhạt mơn mởn, mềm mại dễ ăn, có vị ngọt thanh, thích hợp giải nhiệt mùa hè.

Điều kiện ngoại cảnh

Cải bẹ dún là loài cây ưa sáng, cần nhiều ánh nắng trong quá trình sinh trưởng, tuy nhiên không chịu được nắng gắt kéo dài.

Mặt khác, cải bẹ dún ưa ẩm, không để cây bị thiếu nước, nhưng không được tưới nước quá nhiều dẫn tới ngập úng. Cây sẽ bị vàng lá, sinh trưởng kém và chết đi.

Đất trồng đòi hỏi tơi xốp, thoát nước tốt, pH trung tính.

Tác dụng của cải bẹ dún

Cải bẹ nhúng có hàm lượng vitamin A, B, C, E cao, có tác dụng thanh nhiệt thuận khí, làm đẹp da. Ngoài ra còn có các tác dụng nổi bật như:

Chữa sốt: Dùng cải bẹ nhúng nấu canh kết hợp với giá đậu xanh hoặc giá đậu nành, rau cần và rau dừa, trở thành món canh hạ sốt hiệu quả.

Lợi tiểu: Ăn canh cải dún hoặc lấy nước uống trong vài ngày liền sẽ cải thiện tình trạng sức khỏe.

Chống ung thư: Cải dún chứa các hoạt chất như Glucosinolate, Flavonoid, axit Sinapic, ngăn ngừa ung thư buồng trứng, ung thư tụy, ung thu thận.

Trồng cải bẹ dún cần chuẩn bị những gì?

Dụng cụ trồng cải bẹ dún

Tận dụng những vật dụng có sẵn tại nhà như khay chậu nhựa, thùng xốp thủy canh trong chai nhựa,… để trồng cải dún. Dụng cụ trồng phải đục lỗ thoát nước bên dưới đáy.

Đất trồng cải bẹ dún

Cải dún thích nghi với nhiều loại đất trồng khác nhau, đất trồng cần phải thoát nước tốt, giàu chất dinh dưỡng. Bạn có thể tự trộn đất với các thành phần như trấu hun, xơ dừa, phân trùn quế. Hoặc mua các loại đất trộn sẵn dành cho rau ăn lá tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp.

Hạt giống cải bẹ dún

Mua hạt giống tại các cửa hàng giống uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Cách trồng cải bẹ dún tại nhà

Ngâm ủ hạt giống

Hạt giống sau khi mua về, bạn ngâm trong nước ấm khoảng 20 phút rồi vớt ra. Sau đó tiếp tục ngâm trong nước lạnh 4 – 6 giờ để kích thích hạt giống nảy mầm nhanh. Vớt ra để ráo và chuẩn bị ươm hạt.

Ươm hạt, cây con

Gieo hạt vào khay ươm, phủ lớp đất mỏng khoảng 1 – 2cm để giữ ẩm, dùng bình phun tưới nước nhẹ. Sau 5 – 10 ngày, hạt sẽ nảy mầm. Lưu ý đặt khay ươm vào chỗ mát, tránh ánh nắng mặt trời.

Trồng cải bẹ dún

Khi thấy cải con có 4 – 5 lá thật thì tiến hành chuyển sang chậu trồng, trồng với khoảng cách 20x20cm hoặc 15x15cm. Đặt chậu trồng vào chỗ mát đến khi cây hồi xanh thì chuyển sang nơi có nhiều nắng hơn.

Cách trồng cải bẹ dún

Chăm sóc cải bẹ dún

Tưới nước

Hầu hết các loại rau ăn lá đều cần nhiều nước, đặc biệt trong quá trình phát triển bộ tán. Tưới nước 1 – 2 lần/ngày tùy vào thời tiết và giai đoạn phát triển để cây phát triển khỏe nhất. Tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Tỉa thưa

Giữ cây ở khoảng cách khuyến cáo 20×20 hoặc 15x15cm, đảm bảo đủ không gian để rễ và tán phát triển, khi cải có 4 – 5 lá thật là giai đoạn tốt nhất để tiến hành tỉa thưa.

Bón phân

Với tiêu chí trồng rau hữu cơ tại nhà, ưu tiên bổ sung dinh dưỡng bằng phân hữu cơ như phân trùn quế, phân cá hoặc phân chuồng ủ hoai. Khoảng 10 ngày sau khi cấy, bắt đầu bón thúc lần 1, định kỳ 15 ngày bón bổ sung 1 lần. Kết hợp bón phân, làm cỏ, xới đất để đạt hiệu quả tốt. Bón trung bình 2 – 5gr cho từng gốc.

Phòng trừ sâu bệnh

Cải bẹ dún thường xuyên bị các loại sâu ăn lá tấn công, hầu như gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng. Khuyến khích bắt thủ công hoặc dùng các biện pháp sinh học phòng trừ để bảo vệ thiên địch và môi trường sống.

Thu hoạch

Nếu được chăm sóc tốt, sau 35 – 40 ngày bạn có thể thu hoạch thành quả. Nhổ nguyên cây để dùng. Đất trồng có thể tái sử dụng cho vụ sau, phơi đất 1 – 2 ngày để tiêu diệt vi khuẩn, bổ sung dinh dưỡng cho mùa sau.

Thu hoạch cải bẹ dún

Cải bẹ dún nấu món gì ngon?

Có rất nhiều món ngon chế biến từ cải bẹ dún, phần lớn là các món ăn quen thuộc của gia đình Việt như canh cải bẹ dún nấu với thịt vịt, thịt gà,… hoặc dùng làm rau ăn sống, làm salad hoặc làm dưa muối đều ngon.

Qua bài viết này, Hoa Cúc Xanh hy vọng rằng bạn sẽ tự tay trồng và có những bữa ăn ngon cho gia đình với cải bẹ dún. Nếu bạn cần biết thêm về kỹ thuật trồng rau sạch xin vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được kỹ sư nông nghiệp của chúng tôi hỗ trợ nhé!

Bài viết Cách trồng cải bẹ dún tại nhà cho năng suất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hoa Cúc Xanh.



Nguồn: Hoa Cúc Xanh https://ift.tt/30u72q0

Nấm Trichoderma là gì, tác dụng và cách sử dụng hiệu quả

Nấm Trichoderma là một chủng nấm đối kháng có tác dụng cao trong việc tấn công, ký sinh và ức chế nhiều loại bệnh trên cây trồng, rau màu. Trichoderma, là loại nấm này dưới dạng chế phẩm sinh học, hiện  đang được sử dụng phổ biến trong nền nông nghiệp nước ta bởi nó thân thiện với môi trường, ít tác dụng phụ và hiệu quả nhanh chóng.

Vậy nấm Trichoderma là gì, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản như thế nào cho hiệu quả.

Hãy cùng Hoa Cúc Xanh tìm hiểu thật cụ thể qua bài viết này nhé!

Nấm Trichoderma là gì?

Trichoderma được biết đến là một chủng nấm, có tên gọi đầy đủ là Trichoderma spp. Theo nghiên cứu, phần lớn nấm Trichoderma đều có lợi cho cây trồng với khả năng đối kháng, kiểm soát tốt các loại nấm bệnh gây hại. Đặc biệt, chúng còn có thể tiêu diệt được nhiều loại nấm gây thối rễ như: Fusarium, Rhizoctonia và Pythium.

Nói một cách dễ hiểu thì nấm Trichoderma chính là “thiên địch” của những loại nấm gây hại, các chế phẩm có chứa Trichoderma được đánh giá là loại thuốc trừ nấm bệnh vừa hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn tốt nhất hiện nay.

Hầu hết các loại nấm chủng Trichoderma đều sinh sản vô tính theo cấp số nhân, thường xuất hiện với mật độ cao, sinh trưởng và phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 25 – 30°C. Vòng đời của chủng nấm này khá dài, có thể tồn tại 18 tháng trong môi trường có điều kiện phát triển thuận lợi. Tuy nhiên, nếu bị phơi suốt 2 giờ dưới ánh nắng gay gắt hoặc bị ướt mưa nhiều ngày, chúng vẫn có thể bị hủy diệt một cách dễ dàng.

Nấm Trichoderma

Tác dụng của chế phẩm sinh học Trichoderma với cây trồng, rau màu

Nấm Trichoderma đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp bởi khả năng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cây trồng. Cụ thể:

  • Tiết ra một loại enzyme đặc biệt, giúp phá hủy lớp vỏ tế bào của các loại nấm gây hại, tấn công sau vào bên trong và biến chúng thành chất dinh dưỡng. Điều này cho phép Trichoderma vừa có thể bảo vệ cây trồng khỏi các bệnh như chết nhanh chết chậm, bệnh lở cổ rễ, bệnh xì mủ, thối rễ,… vừa phục hồi, tái tạo lại những phần rễ đang bị tổn thương.
  • Khi được bón vào đất, nấm Trichoderma sẽ tiết ra nhiều chất kích thích để rễ cây ăn sâu vào lòng đất, giúp rễ luôn chắc chắn, đẩy mạnh khả năng hút dinh dưỡng cũng như phòng vệ.
  • Cộng sinh tốt với mọi loài sinh vật có lợi trong đất, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho các vi sinh vật có ích như vi sinh vật phân giải lân, cố định đạm (khuẩn lạc),… giúp đất gia tăng độ tơi xốp.
  • Một số chủng nấm Trichoderma có khả năng tiết ra enzyme phân hủy các loại phân hữu cơ, rễ cây, mùn và chuyển hóa thành dạng chất mà cây có thể hấp thụ được như: amylase, pectinase, protease, chitinase, enzyme cellulase.
  • Khi được trộn chung với các loại phân hữu cơ từ xác động vật, phân chuồng trong quá trình ủ, nấm Trichoderma có tác dụng giảm bớt mùi hôi cũng như thúc đẩy tiến trình phân giải, qua đó tiết kiệm được phần lớn thời gian ủ phẩn.
  • Có thể sử dụng kết hợp với subtyl, biolactyl,… để tổng hợp thành các loại chế phẩm sinh học khác.

Tác dụng của nấm Trichoderma

Cách sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma hiệu quả

Hiện có rất nhiều cách để sử dụng các chế phẩm Trichoderma trong công tác trồng trọt, giúp hỗ trợ cho việc sinh trưởng, phát triển của các giống cây trồng. Trong đó, phổ biến và hiệu quả nhất chính là 2 cách mà EcoClean chia sẻ dưới đây.

1. Sử dụng nấm Trichoderma bón trực tiếp cho cây

Đây là cách thức sử dụng được rất nhiều hộ gia đình ưa chuộng, áp dụng hiện nay bởi tính tiện lợi, đơn giản, dễ thực hiện, có thể bỏ qua quá trình ủ, giúp tiết kiệm thời gian đáng kể. Cụ thể:

  • Đối với ươm cây con, bà con chỉ cần trộn đều chế phẩm với giá thể ươm trước khi tiến hành cho bầu ươm vào. Bằng cách này, thông qua cơ chế bảo vệ rễ, nấm Trichoderma sẽ giúp bầu ươm phát triển, sinh trưởng khỏe mạnh nhất có thể.
  • Đối với các loại cây công nghiệp, ăn quả như cà phê, tiêu, chôm chôm, xoài, mít, sầu riêng,… bà con tiến hành trộn đều chế phẩm nấm Trichoderma vào phân hữu cơ rồi bón trực tiếp cho phần đất xung quanh gốc cây. Liều lượng bón tốt nhất là khoảng 4 – 8 kg/1000m2 với tần suất bón từ 1 – 2 lần/năm.
  • Đối với các loại cây rau màu như rau cải các loại, ớt, khổ qua, dưa hấu, dưa leo, cà chua,… bà con cũng tiến hành trộn chế phẩm với phân hữu cơ. Tuy nhiên, cần phải bón vào đất trước khi bắt đầu gieo trồng (bón lót). Sau đó, bón thúc bổ sung cho cây với liều lượng 3 – 6 kg/1000m2 trong khoảng 1 – 2 lần/năm.

Sử dụng nấm Trichoderma bón trực tiếp cho cây

2. Ủ nấm Trichoderma với các loại phân bón khác

Như đã chia sẻ ở trên, nấm Trichoderma có khả năng phân hủy chất hữu cơ trong thời gian ngắn. Đây là lý do mà chúng rất thường được sử dụng để ủ chung với các loại xác bã thực vật, phân chuồng. Mỗi nhà sản xuất thường sẽ có những cách ủ cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì quá trình này sẽ được tiến hành với các bước sau:

  • Đầu tiên, trộn đều một lượng nhất định chế phẩm nấm Trichoderma (theo hướng dẫn từ nhà sản xuất) với xác bã thực vật, phân chuồng, super lân.
  • Tiếp theo, phun dung dịch đạm ure đã hòa với nước vào đống phân đang ủ sao cho khi dùng tay vắt chặt hỗn hợp, bà con thấy có nước rịn ra là được. Lưu ý: Không nên để quá khô hoặc quá ẩm.
  • Trộn đều hỗn hợp rồi ủ bạc.
  • Sau khoảng 4 – 5 ngày, bà con tiến hành đảo trộn hỗn hợp cũng như kiểm tra độ ẩm. Trường hợp thấy phân ủ bị khô, cần tiến hành phun nước liền để tạo độ ẩm.
  • Sau 25 – 30 ngày, bà con tiếp tục kiểm tra. Trường hợp phân đã hoai mục hoàn toàn thì có thể mang ra sử dụng. Ngược lại, trường hợp phân chưa hoai mục hết thì tiếp tục thực hiện đảo trộn, kiểm tra độ ẩm 1 lần nữa và tiến hành ủ thêm 30 ngày. Lưu ý: Nếu phân ủ bị khô thì cần phun nước nhằm đảm bảo độ ẩm ở mức 50 – 55% (tức là khi vắt có rịn nước).

Ủ nấm Trichoderma với các loại phân bón khác

Một vài lưu ý cần biết khi sử dụng nấm Trichoderma

Khi sử dụng nấm Trichoderma, để đảm bảo tính hiệu quả khi sử dụng, bà con cần lưu ý một số chi tiết sau:

  • Thời điểm sử dụng tốt nhất là giai đoạn đầu trong quá trình tăng trưởng của cây như khi thay chậu, giai đoạn cây con.
  • Có thể sử dụng cho hầu hết các gốc cây trồng, nhất là những giống cây lâu năm như: cà chua thân gỗ, sầu riêng, bơ, cà phê, tiêu,…
  • Không sử dụng chế phẩm nấm Trichoderma trong điều kiện môi trường thiếu độ ẩm, khô hạn, phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
  • Nấm Trichoderma chỉ có tác dụng đối với các phần thân cây vàng úa, khô, bị mất đi chất diệp lục. Do đó, bà con hoàn toàn có thể phun trực tiếp lên cành, lá non mà không cần lo ngại đến việc cây trồng sẽ bị ảnh hưởng.
  • Tốt nhất là nên sử dụng hết trong 1 lần. Trường hợp còn dư thì cần bảo quản kỹ trong lọ đậy kín nắp.

Qua bài viết này, Hoa Cúc Xanh hy vọng rằng bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về nấm Trichoderma để nâng cao năng suất khu vườn nhà bạn một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Nếu bạn cần biết thêm về kỹ thuật trồng rau sạch xin vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được kỹ sư nông nghiệp của chúng tôi hỗ trợ nhé!

Bài viết Nấm Trichoderma là gì, tác dụng và cách sử dụng hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hoa Cúc Xanh.



Nguồn: Hoa Cúc Xanh https://ift.tt/3s6FB0U

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2021

 

Trồng củ dền cần chuẩn bị gì

Thời vụ trồng củ dền

Củ dền đỏ dễ thích nghi với sự thay đổi thời tiết, nên có thể gieo trồng quanh năm, nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất thì tháng 8 đến đầu tháng 2 năm sau vẫn là thời gian thích hợp nhất.

Dụng cụ trồng củ dền

Các loại dụng cụ trồng rau sạch tại nhà như: Xẻng nhỏ, bình tưới, chậu trồng,… cũng có thể tận dụng thùng xốp, xô chậu có sẵn trong nhà.

Để củ dền thoải mái phát triển và vươn dài củ, thì bạn nên chọn loại chậu sâu tối thiểu 20cm. Về kích thước dài, rộng thì tùy vào số lượng bạn muốn trồng, nhưng hãy lưu ý khoảng cách gieo trồng phù hợp là 6-8cm.

Phải đảm bảo các chậu trồng có lỗ thoát nước tốt để rễ cây không bị thối úng.

Đất trồng củ dền

Sản phẩm đất hữu cơ SFARM trồng rau ăn củ – quả được nhiều người có kinh nghiệm đánh giá cao và rất phù hợp để trồng củ dền đỏ. Được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hoàn toàn hữu cơ – sạch bệnh, đã được phối trộn đồng nhất và trải qua quá trình ủ vi sinh, đất có độ thoáng khí tốt, dễ bảo quản lại còn an toàn cho sức khỏe.

Củ dền cũng không kén đất, nên bạn có thể tự phối trộn đất tại nhà, sử dụng các nguyên liệu có tính năng thông thoáng tốt và dinh dưỡng thiết yếu là được. Hãy kết hợp rải 1 lớp đất nung SFARM dưới đáy chậu để đất dễ thoát nước hơn. Nên phơi ải hỗn hợp đất 5-7 ngày trước khi trồng, tránh còn sâu bệnh trong đất.

Công thức phối trộn: 50% đất trồng (đất thịt phù sa hoặc tribat) + 40% phân hữu cơ (phân trùn quế SFARM hoặc các loại phân chuồng đã hoai mục) + 10% giá thể (trấu hun hoặc mụn dừa). 

Hạt giống củ dền

Chọn mua hạt giống củ dền tại các cửa hàng hạt giống uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và chú ý ngày sản xuất. Để đạt chất lượng cao thì hạt giống loại cao sản là lựa chọn tốt nhất.

Ngâm ủ và gieo hạt dền

Hạt củ dền có sức sống mạnh mẽ, nên có thể gieo trực tiếp xuống đất, tuy nhiên để tỉ lệ lên mầm cao thì bạn nên ngâm ủ hạt trước khi gieo.

Chuẩn bị nước ấm khoảng 40oC và ngâm hạt từ 3-5 tiếng sẽ giúp hạt nảy mầm nhanh hơn. Khi đã ngâm xong, hạt được rải lên 1 lớp bông gòn (đã thấm nước ấm) rồi phủ lên 1 lớp bông khác và tưới ẩm.

Đến lúc hạt xuất hiện vết nứt nhỏ thì đem trồng ra đất. Tiến hành xới nhẹ đất trồng khoảng 0.5cm và gieo hạt với khoảng cách cây 6-8cm, hàng cách hàng từ 10-15cm. Nếu gieo vãi hạt thì bạn cần tiến hành nhỏ tỉa khi cây con phát triển, lặp lại 2-3 tuần để cây có đủ không gian phát triển tốt nhất

Hạt được gieo xong, bạn nên phủ 1 lớp đất mỏng lên trên và tưới ẩm đều đặn 1-2 lần/ngày đề đảm bảo đất không bị khô. Sau khoảng 1 tuần hạt sẽ nảy mầm và ra lá.

Chăm sóc cây củ dền đỏ

Ánh sáng

Củ dền là loại rau củ ưa sáng và phát triển rất tốt khi trồng trực tiếp dưới nắng, chúng cần được chiếu sáng ít nhất 6-8 giờ/ngày. Vậy nên, tốt nhất là đặt chậu trồng ở cạnh cửa sổ đầy nắng, ban công hoặc sân thượng,…

Mặc khác, đèn led nhân tạo sẽ là giải pháp tốt khi bạn không thể trồng cây dưới ánh ánh sáng tự nhiên. Công nghệ đèn kết hợp ánh sáng đỏ-xanh để giúp hạt nảy mầm và lá tổng hợp được chất diệp lục hoặc đèn vàng giúp cho cây quang hợp và tăng trưởng tối ưu.

Tưới nước

Củ dền được trồng để lấy củ, nên cần cấp ẩm tốt cho rễ dễ hấp thu dinh dưỡng. Tưới đều đặn 1-2 lần/ngày vào sáng sớm (7-8 giờ) và chiều mát (4-5 giờ). Không nên tưới vào giờ trưa, sẽ làm hệ thống rễ bị tổn thương. Không tưới nhiều nước gây ngập úng rễ và sâu bệnh dễ tấn công.

Bón phân

Củ dền được 10-15 ngày tuổi thì các cây non phát triển sẽ không đều nửa, bạn nên tỉa bỏ cây yếu hoặc mọc quá dày (không trồng lại vì cây sẽ không phình củ dược). Trong giai đoạn này có thể dùng phân nhiều kali NPK 20-10-20+te tưới cho cây. 

Khi cây được 20-25 ngày, cần kết hợp các loại phân bón hữu cơ như: Phân trùn quế SFARM hoặc phân gà, phân bò, phân trâu… đã được xử lý hoai mục hoặc ủ vi sinh. Sau đó, cách 15 ngày sau lại bón tiếp phân NPK để cung cấp dinh dưỡng nuôi củ.

Phòng sâu bệnh

Để rau củ được an toàn và không bị sâu bệnh, thì biện pháp tốt nhất là sử dụng thuốc trừ sâu sinh học. Củ dền bị sâu khoang tấn công là chủ yếu. Nên kiểm tra cây thường xuyên, sử dụng hỗn hợp dung dịch sinh học phun lên cây mỗi tuần hoặc bất cứ khi nào phát hiện sâu. Bạn có thể tự pha chế bằng vài nhánh tỏi + 2 quả ớt giã nhuyễn hoặc xay nhỏ ra, cho vào 10ml rượu + 5ml giấm dạo + 1l nước và cho tất cả vào bình phun xịt để dùng dần.

Thu hoạch củ dền đỏ

Để củ dền thêm ngon ngọt thì người nông dân thường dùng nước tưới có pha thêm muối ăn (10l nước + 1 thìa muối) để tưới trước lúc thu hái từ 2 tuần – 1 tháng. 

Củ dền được thu hái sau 60-80 ngày trồng và chăm sóc. Bạn có thể tỉa lá hoặc cây nhỏ để chế biến món ăn và nên thu hái củ khi chưa bị già (xơ cứng) để không giảm chất lượng và dinh dưỡng.

Nguồn: https://hoacucxanh.com/cach-trong-cu-den

Thứ Năm, 9 tháng 12, 2021

Cách chăm sóc mai trước tết hoa nở rộ đúng dịp - Hoa Cúc Xanh

Cách chăm mai vàng tháng 11

Khi bạn đã chăm sóc tốt cây mai cả năm và cây đã đủ điều kiện ra hoa thì điều tiếp theo mà bạn cần quan tâm là cách chăm sóc mai trước Tết, phối hợp giữa bón phân kích hoa nở, tưới đủ nước và tuốt lá.

Bón phân kích ra nụ

      Thường thì cuối tháng 10, đầu tháng 11 âm lịch là người ta đã bắt đầu bón thúc cho mai bằng các loại phân có hàm lượng lân và kali cao. Giai đoạn này, bạn cần sử dụng phân vô cơ thì mới có hiệu quả, và bón lặp lại 2 – 3 lần mỗi lần cách nhau 7 ngày.

      Bạn dùng phân lân đơn pha nước tưới hoặc rải trên mặt đất quanh gốc, nhưng không nên bón sát gốc, rải cách gốc 20cm – 30cm hoặc pha loãng với nước để tưới để tránh ảnh hưởng đến rễ cây mai trong giai đoạn này.

      Đồng thời, bạn dùng các dòng phân bón lá như NPK 6-30-30, Đầu trâu 701, Siêu lân 550, Siêu lân 10-55-10, phân bón vi lượng VTL17, Powerfeed… phun đều tán cây, mỗi tuần 1 lần.

      Khi bước sang tháng 12, bạn bón thêm một ít phân hữu cơ dynamic, bounce back… để dưỡng cây ra hoa không bị mất sức, và cuối cùng là lặt lá cho mai khi đến thời điểm thích hợp.

Tưới nước đủ ẩm

      Cây mai có khả năng chịu hạn tốt, tuy nhiên trong quá trình chăm sóc bạn cần phải tưới nước đủ ẩm để cây có đủ sức ra hoa. Cách tưới phù hợp là tưới ướt gốc rồi dùng bình phun xịt từng tia nhỏ lên tán lá.

      Thông thường vào mùa nắng chỉ nên tưới 1 lần vào buổi sáng, vào mùa mưa thì không cần tưới, nhưng nếu bạn trồng chậu thì vẫn cần tưới nhẹ để để đảm bảo đất giữ được độ ẩm cần thiết.

      Từ đầu tháng 10 âm lịch, việc tưới nước cho cây cần được siết lại, tưới cách ngày hoặc khi thấy cây quá khô mới tưới. Bạn cần hạn chế tưới nước cho đến cuối tháng 11 âm lịch và cắt nước hoàn toàn trước khi tuốt lá khoảng 2 – 3 ngày và chỉ tưới nước lại sau khi tuốt lá 2 ngày.

      Ngoài ra, nếu đến 25 tháng 12 âm lịch mà cây vẫn chưa bung vỏ lụa thì dùng nước ấm 30 – 40 độ C để tưới nhẹ cho cây. Kèm với đó là đặt cây nơi ánh nắng chiếu hoặc dùng bóng đèn dây tóc treo lên để cây ấm hơn.

Phòng trừ sâu và cỏ dại

      Vì hoa mai khá nhạy cảm với thuốc bảo vệ thực vật, bạn nên sử dụng các loại chế phẩm sinh học như Bio – B, dịch tỏi… hoặc dùng bắt sâu bằng tay trong giai đoạn kích thích cây ra hoa. Một số loại sâu hay tấn công cây mai như sâu ăn lá, rầy, rệp…

      Để hạn chế cỏ dại, nếu trồng mai trong chậu bạn có thể lót sỏi quanh gốc để hoặc dùng kéo cắt ngang thân cỏ, giữ phần gốc lại để giữ ấm cho đất, nhưng không để cỏ mọc cao sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cây mai.

Lặt lá để kích thích hoa mai ra nụ đúng dịp Tết

Để hoa mai nở vào dịp Tết thì lặt lá mai là việc làm bắt buộc. Bên cạnh đó, bạn phải canh đúng thời điểm lặt lá mai để cây có thể tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển nụ hoa và bung nở.

Thời điểm lặt lá mai

      Nếu muốn mai nở rộ cùng một lúc thì bạn lặt lá một lần, nếu bạn muốn mai nở kéo dài nhiều ngày, lớp này tàn lớp khác sẽ nở cho đến khi bung hết các nụ thì bạn phải tuốt xen kẻ khoảng 2, 3 lần.

      Khi sang đầu tháng 12 âm lịch, khoảng ngày 5 đến ngày 7, bạn cần quan sát thời tiết và nụ hoa mai để canh thời điểm lặt lá mai. Nếu mai có nụ lớn và trời nắng thì lặt lá mai vào ngày 15 – 20 tháng chạp.

      Nhưng nếu thời tiết lạnh kéo dài, trời mưa nhiều và mai chỉ có những nụ nhỏ thì Thời điểm lặt lá mai rơi vào khoảng đầu tháng, ngày 13 – 16 tháng chạp là tốt nhất tháng để mai nở kịp. Bên cạnh đó, với những cây mai nhiều hơn 5 cánh cần phải lặt lá sớm hơn 1 tuần.

      Trước khi lặt lá khoảng 2 – 3 ngày, bạn cần ngừng tưới nước và bón phân để lá bắt đầu khô lại, sau đó đợi đến đúng ngày và lặt lá.

Cách lặt lá mai

      Khi lặt lá mai, bạn cần cẩn thận để tránh ảnh hưởng các nụ hoa nằm ở kẽ lá, đồng thời bạn cần lặt xong trong ngày để cây mai nở hoa đồng loạt, nếu kéo dài thì mai sẽ nở không đúng ngày và nở rải rác.

      Thông thường sẽ có 2 cách tuốt lá mai đó là lặt ngược hoặc xuôi theo chiều lá. Cách đầu tiên, bạn cầm lá lặt ngược ra sau, ưu điểm là ít tốn sức, nhanh nhưng nhược điểm là dễ kéo theo những đoạn dài bỏ cành cây làm hại nụ hoa và cành hoa.

      Cách còn lại đó là bạn cầm lá kéo theo chiều của chiếc lá, ưu điểm là không bị xước vỏ, nhưng cách này lại tốn nhiều sức hơn, đối với những đọt non dễ bị đứt đọt do kéo quá sức.

      Một lưu ý nhỏ khi lặt lá mai đó là bạn phải lặt hết lá non và lá già thì mai mới nở đúng tết và trổ sai hoa đấy.

Chăm sóc sau khi lặt lá mai

      Sau khi lặt lá, bạn đừng tưới nước 1 – 3 ngày rồi mới tưới nước bình thường trở lại. Bên cạnh đó, bạn cần theo dõi quá trình sinh trưởng cũng như sự biến động của thời tiết để có biện pháp điều chỉnh, thúc phân cho hợp lý.

      Nếu sau khi lặt lá khoảng 5 – 7 ngày nhưng mai vẫn chưa bung vỏ trấu bao quanh nụ ra thì khả năng cao là mai sẽ nở muộn. Lúc này, bạn cần đem mai ra đặt ở những nơi nhiều ánh nắng, hòa loãng phân NPK 6-30-30 và tưới vào gốc cây, sau vài ngày thì dùng nước ấm tưới đẫm gốc để kích thích mai nở sớm hơn.

      Ngược lại, nếu trời đang nắng mà đổ mưa rào thì sẽ khiến hoa mai sẽ nở sớm. Khi đó, mỗi ngày chỉ tưới 1 lần với lượng vừa phải. Đồng thời, khi gặp nắng trở lại, đem mai ra phơi nắng để hãm mai không nở sớm.

      Trong trường hợp mới ngày 20 tháng Chạp nhưng hoa mai đã nở bung vỏ lụa thì cây có khả năng nở hoa sớm rất cao, bạn cần chuyển cây ngay đến nơi thoáng mát, lấy vải đen trùm gốc cây mai lại, tưới nước lạnh vào chiều tối để làm lạnh gốc.

      Đồng thời, dùng phân ure, 20-20-20 hòa với nước tưới cây để kích cho cây ra thêm lá. Khi cây ra lá mới thì dưỡng chất tập trung nuôi lá, sẽ hạn chế dành cho nụ và hoa sẽ nở chậm hơn vài ngày.

Cách chăm sóc mai vàng trước Tết cơ bản chỉ có bấy nhiêu thôi, hy vọng qua bài viết này Hoa Cúc Xanh đã chia sẻ đến bạn nhiều điều hữu ích, Cần tư vấn thêm kỹ thuật trồng mai, chăm sóc mai tết vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. Chúc bạn sẽ có được những chậu mai vàng rực rỡ vào mùa xuân này nhé.

Nguồn: https://hoacucxanh.com/cach-cham-soc-mai-truoc-tet



Cách trộn tro trấu xơ dừa và tỷ lệ trộn chuẩn giúp trồng cây hiệu quả

Cách trộn tro trấu xơ dừa đúng tỷ lệ giúp nhà vườn tiết kiệm đáng kể lượng tro , trấu , xơ dừa dư thừa trong quá trình trộn. Đồng thời,...