Thứ Tư, 15 tháng 12, 2021

Nấm Trichoderma là gì, tác dụng và cách sử dụng hiệu quả

Nấm Trichoderma là một chủng nấm đối kháng có tác dụng cao trong việc tấn công, ký sinh và ức chế nhiều loại bệnh trên cây trồng, rau màu. Trichoderma, là loại nấm này dưới dạng chế phẩm sinh học, hiện  đang được sử dụng phổ biến trong nền nông nghiệp nước ta bởi nó thân thiện với môi trường, ít tác dụng phụ và hiệu quả nhanh chóng.

Vậy nấm Trichoderma là gì, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản như thế nào cho hiệu quả.

Hãy cùng Hoa Cúc Xanh tìm hiểu thật cụ thể qua bài viết này nhé!

Nấm Trichoderma là gì?

Trichoderma được biết đến là một chủng nấm, có tên gọi đầy đủ là Trichoderma spp. Theo nghiên cứu, phần lớn nấm Trichoderma đều có lợi cho cây trồng với khả năng đối kháng, kiểm soát tốt các loại nấm bệnh gây hại. Đặc biệt, chúng còn có thể tiêu diệt được nhiều loại nấm gây thối rễ như: Fusarium, Rhizoctonia và Pythium.

Nói một cách dễ hiểu thì nấm Trichoderma chính là “thiên địch” của những loại nấm gây hại, các chế phẩm có chứa Trichoderma được đánh giá là loại thuốc trừ nấm bệnh vừa hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn tốt nhất hiện nay.

Hầu hết các loại nấm chủng Trichoderma đều sinh sản vô tính theo cấp số nhân, thường xuất hiện với mật độ cao, sinh trưởng và phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 25 – 30°C. Vòng đời của chủng nấm này khá dài, có thể tồn tại 18 tháng trong môi trường có điều kiện phát triển thuận lợi. Tuy nhiên, nếu bị phơi suốt 2 giờ dưới ánh nắng gay gắt hoặc bị ướt mưa nhiều ngày, chúng vẫn có thể bị hủy diệt một cách dễ dàng.

Nấm Trichoderma

Tác dụng của chế phẩm sinh học Trichoderma với cây trồng, rau màu

Nấm Trichoderma đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp bởi khả năng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cây trồng. Cụ thể:

  • Tiết ra một loại enzyme đặc biệt, giúp phá hủy lớp vỏ tế bào của các loại nấm gây hại, tấn công sau vào bên trong và biến chúng thành chất dinh dưỡng. Điều này cho phép Trichoderma vừa có thể bảo vệ cây trồng khỏi các bệnh như chết nhanh chết chậm, bệnh lở cổ rễ, bệnh xì mủ, thối rễ,… vừa phục hồi, tái tạo lại những phần rễ đang bị tổn thương.
  • Khi được bón vào đất, nấm Trichoderma sẽ tiết ra nhiều chất kích thích để rễ cây ăn sâu vào lòng đất, giúp rễ luôn chắc chắn, đẩy mạnh khả năng hút dinh dưỡng cũng như phòng vệ.
  • Cộng sinh tốt với mọi loài sinh vật có lợi trong đất, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho các vi sinh vật có ích như vi sinh vật phân giải lân, cố định đạm (khuẩn lạc),… giúp đất gia tăng độ tơi xốp.
  • Một số chủng nấm Trichoderma có khả năng tiết ra enzyme phân hủy các loại phân hữu cơ, rễ cây, mùn và chuyển hóa thành dạng chất mà cây có thể hấp thụ được như: amylase, pectinase, protease, chitinase, enzyme cellulase.
  • Khi được trộn chung với các loại phân hữu cơ từ xác động vật, phân chuồng trong quá trình ủ, nấm Trichoderma có tác dụng giảm bớt mùi hôi cũng như thúc đẩy tiến trình phân giải, qua đó tiết kiệm được phần lớn thời gian ủ phẩn.
  • Có thể sử dụng kết hợp với subtyl, biolactyl,… để tổng hợp thành các loại chế phẩm sinh học khác.

Tác dụng của nấm Trichoderma

Cách sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma hiệu quả

Hiện có rất nhiều cách để sử dụng các chế phẩm Trichoderma trong công tác trồng trọt, giúp hỗ trợ cho việc sinh trưởng, phát triển của các giống cây trồng. Trong đó, phổ biến và hiệu quả nhất chính là 2 cách mà EcoClean chia sẻ dưới đây.

1. Sử dụng nấm Trichoderma bón trực tiếp cho cây

Đây là cách thức sử dụng được rất nhiều hộ gia đình ưa chuộng, áp dụng hiện nay bởi tính tiện lợi, đơn giản, dễ thực hiện, có thể bỏ qua quá trình ủ, giúp tiết kiệm thời gian đáng kể. Cụ thể:

  • Đối với ươm cây con, bà con chỉ cần trộn đều chế phẩm với giá thể ươm trước khi tiến hành cho bầu ươm vào. Bằng cách này, thông qua cơ chế bảo vệ rễ, nấm Trichoderma sẽ giúp bầu ươm phát triển, sinh trưởng khỏe mạnh nhất có thể.
  • Đối với các loại cây công nghiệp, ăn quả như cà phê, tiêu, chôm chôm, xoài, mít, sầu riêng,… bà con tiến hành trộn đều chế phẩm nấm Trichoderma vào phân hữu cơ rồi bón trực tiếp cho phần đất xung quanh gốc cây. Liều lượng bón tốt nhất là khoảng 4 – 8 kg/1000m2 với tần suất bón từ 1 – 2 lần/năm.
  • Đối với các loại cây rau màu như rau cải các loại, ớt, khổ qua, dưa hấu, dưa leo, cà chua,… bà con cũng tiến hành trộn chế phẩm với phân hữu cơ. Tuy nhiên, cần phải bón vào đất trước khi bắt đầu gieo trồng (bón lót). Sau đó, bón thúc bổ sung cho cây với liều lượng 3 – 6 kg/1000m2 trong khoảng 1 – 2 lần/năm.

Sử dụng nấm Trichoderma bón trực tiếp cho cây

2. Ủ nấm Trichoderma với các loại phân bón khác

Như đã chia sẻ ở trên, nấm Trichoderma có khả năng phân hủy chất hữu cơ trong thời gian ngắn. Đây là lý do mà chúng rất thường được sử dụng để ủ chung với các loại xác bã thực vật, phân chuồng. Mỗi nhà sản xuất thường sẽ có những cách ủ cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì quá trình này sẽ được tiến hành với các bước sau:

  • Đầu tiên, trộn đều một lượng nhất định chế phẩm nấm Trichoderma (theo hướng dẫn từ nhà sản xuất) với xác bã thực vật, phân chuồng, super lân.
  • Tiếp theo, phun dung dịch đạm ure đã hòa với nước vào đống phân đang ủ sao cho khi dùng tay vắt chặt hỗn hợp, bà con thấy có nước rịn ra là được. Lưu ý: Không nên để quá khô hoặc quá ẩm.
  • Trộn đều hỗn hợp rồi ủ bạc.
  • Sau khoảng 4 – 5 ngày, bà con tiến hành đảo trộn hỗn hợp cũng như kiểm tra độ ẩm. Trường hợp thấy phân ủ bị khô, cần tiến hành phun nước liền để tạo độ ẩm.
  • Sau 25 – 30 ngày, bà con tiếp tục kiểm tra. Trường hợp phân đã hoai mục hoàn toàn thì có thể mang ra sử dụng. Ngược lại, trường hợp phân chưa hoai mục hết thì tiếp tục thực hiện đảo trộn, kiểm tra độ ẩm 1 lần nữa và tiến hành ủ thêm 30 ngày. Lưu ý: Nếu phân ủ bị khô thì cần phun nước nhằm đảm bảo độ ẩm ở mức 50 – 55% (tức là khi vắt có rịn nước).

Ủ nấm Trichoderma với các loại phân bón khác

Một vài lưu ý cần biết khi sử dụng nấm Trichoderma

Khi sử dụng nấm Trichoderma, để đảm bảo tính hiệu quả khi sử dụng, bà con cần lưu ý một số chi tiết sau:

  • Thời điểm sử dụng tốt nhất là giai đoạn đầu trong quá trình tăng trưởng của cây như khi thay chậu, giai đoạn cây con.
  • Có thể sử dụng cho hầu hết các gốc cây trồng, nhất là những giống cây lâu năm như: cà chua thân gỗ, sầu riêng, bơ, cà phê, tiêu,…
  • Không sử dụng chế phẩm nấm Trichoderma trong điều kiện môi trường thiếu độ ẩm, khô hạn, phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
  • Nấm Trichoderma chỉ có tác dụng đối với các phần thân cây vàng úa, khô, bị mất đi chất diệp lục. Do đó, bà con hoàn toàn có thể phun trực tiếp lên cành, lá non mà không cần lo ngại đến việc cây trồng sẽ bị ảnh hưởng.
  • Tốt nhất là nên sử dụng hết trong 1 lần. Trường hợp còn dư thì cần bảo quản kỹ trong lọ đậy kín nắp.

Qua bài viết này, Hoa Cúc Xanh hy vọng rằng bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về nấm Trichoderma để nâng cao năng suất khu vườn nhà bạn một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Nếu bạn cần biết thêm về kỹ thuật trồng rau sạch xin vui lòng liên hệ thông tin bên dưới để được kỹ sư nông nghiệp của chúng tôi hỗ trợ nhé!

Bài viết Nấm Trichoderma là gì, tác dụng và cách sử dụng hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hoa Cúc Xanh.



Nguồn: Hoa Cúc Xanh https://ift.tt/3s6FB0U

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cách trộn tro trấu xơ dừa và tỷ lệ trộn chuẩn giúp trồng cây hiệu quả

Cách trộn tro trấu xơ dừa đúng tỷ lệ giúp nhà vườn tiết kiệm đáng kể lượng tro , trấu , xơ dừa dư thừa trong quá trình trộn. Đồng thời,...